Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) liên tục phát đi tín hiệu cảnh báo tăng cường kiểm soát trong hoạt động cấp tín dụng đối với các dự án BOT, BT giao thông. Đặc biệt, đầu năm nay, NHNN siết tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn với các ngân hàng thương mại (NHTM) trong nước và chi nhánh ngân hàng nước ngoài từ 60% xuống còn 50% và dự kiến sẽ có tiếp tục giảm xuống 40% trong thời gian tới.
Ồ ạt đổ tiền
Theo báo cáo của NHNN, hiện nay nguồn lực triển khai các dự án BOT chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng chiếm 70 - 90% tổng số vốn. Tính đến cuối tháng 12/2016, đã có 20 tổ chức tín dụng (TCTD) cấp tín dụng cho các dự án BOT, BT giao thông với tổng hạn mức 163.097 tỷ đồng, tổng số dư tín dụng 84.235 tỷ đồng (chiếm hơn 2/3 tín dụng cấp cho lĩnh vực giao thông).
Hầu hết các khoản tín dụng đều thuộc nợ nhóm 1; nợ nhóm 2 là 23,44 tỷ đồng; nợ xấu 2,6 tỷ đồng, chiếm khoảng 0,003%. Dù nợ xấu được đánh giá thấp, nhưng những rủi ro thanh khoản cho toàn ngành ngân hàng nói chung và cho các NHTM nói riêng là có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Theo lý giải của NHNN, trước đây các dự án vay BT, BOT luôn có tuổi đời 20 - 25 năm. Tuy nhiên, hiện nay đã giảm xuống còn 15 năm, nhưng vẫn là khoảng thời gian dài so với nguồn vốn huy động của các ngân hàng chỉ khoảng 1 - 5 năm, chủ yếu thông qua nguồn huy động từ khách hàng và phát hành cổ phiếu, trái phiếu.
Rủi ro lớn nữa là tỷ lệ vay nợ cao khi vốn chủ sở hữu của chủ đầu tư các dự án BOT và BT thường chỉ chiếm 15 - 20% tổng trị giá dự án, còn lại 80% là vay từ các ngân hàng. Đó là chưa kể, một số ngân hàng, chi nhánh ngân hàng chưa thực hiện đúng quy định về tín dụng, cho vay vượt 15% vốn tự có.
4 ngân hàng cho vay BOT lớn nhất là BIDV, Vietcombank, VietinBank và SHB, chiếm 91% dư nợ
Hơn nữa, việc cấp tín dụng cho các dự án giao thông được đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT cũng tiềm ẩn rủi ro, khi có những dự án đưa vào hoạt động doanh thu không đạt như kế hoạch sẽ rất khó cho ngân hàng trong thu hồi vốn, xử lý tài sản bảo đảm.
Điển hình, trường hợp xảy ra với dự án BOT cầu Hạc Trì (tỉnh Phú Thọ) là một bằng chứng. Ngân hàng phải cử nhân viên “trực” ở trạm thu phí cầu Hạc Trì (tỉnh Phú Thọ) để thu lãi gốc hàng ngày, nhưng tiền phí thu được cũng không đủ để trả. công ty CP BOT cầu Việt Trì bị “vỡ” phương án tài chính khi chỉ đạt doanh thu thu phí hơn 200 triệu đồng mỗi ngày, trong khi theo phương án tài chính phải đạt gần 400 triệu đồng/ngày.
Giảm tốc nhưng có mất đà?
Đứng trước nguy cơ rủi ro cao cho toàn hệ thống ngân hàng nói chung và các ngân hàng liên quan nói riêng, khi vốn ngày càng đổ mạnh vào lĩnh vực BOT, BT và giao thông, NHNN đã nhiều lần phát đi văn bản cảnh báo tới các NHTM. Tháng 5/2016, NHNN đã ban hành Thông tư 06 quy định từ 1/7 - 31/12/2016 các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn theo tỷ lệ tối đa 60%. Từ ngày 1/1/2017 - 31/12/2017 giảm xuống 50% và từ ngày 1/1/2018 giảm xuống còn 40%.
Tuy nhiên, hiện nay NHNN đang lấy ý kiến sửa đổi giãn lộ trình áp dụng xuống 40% kéo dài thêm 2 năm nữa. Theo đó, NHNN dự kiến siết tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn với các NHTM trong nước và chi nhánh ngân hàng nước ngoài về 40% từ đầu năm 2019, thay vì năm 2018, nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng cấu trúc lại cơ cấu nguồn vốn.
Tháng 7 vừa qua, NHNN tiếp tục ban hành Chỉ thị 05 tăng cường kiểm soát rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng đối với các dự án giao thông theo mô hình BOT, BT.
“Đặc biệt, NHNN đã yêu cầu các nhà băng có tỷ lệ tín dụng cho vay cao trong lĩnh vực này phải giám sát chặt và chịu trách nhiệm. Đồng thời, buộc dừng ngay những dự án cho vay vượt thẩm quyền”, vị này nhấn mạnh.
Hiện nay, 4 ngân hàng cho vay BOT lớn nhất là BIDV, Vietcombank, VietinBank và SHB, chiếm 91% dư nợ. Trong đó VietinBank và Vietcombank đang có tốc độ tăng trưởng tín dụng vào các dự án BOT, BT giao thông ở mức rất cao.
-
Thái Bình dừng hợp đồng BOT dự án tuyến đường bộ gần 2.600 tỷ đồng từ thành phố đi cầu Nghìn
Mới đây, UBND tỉnh Thái Bình đã tổ chức họp với các sở, ngành và đại diện liên danh nhà đầu tư về đàm phán thỏa thuận chấm dứt thực hiện hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ từ TP Thái Bình đi cầu Ng...
-
Phó Thủ tướng chỉ đạo rà soát các dự án BOT giao thông
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải rà soát, đánh giá toàn diện các dự án BOT giao thông bao gồm cả dự án Bộ Giao thông vận tải quản lý và các dự án do các địa phương quản lý....
-
Cận cảnh khu đất vừa được Hà Nội cho phép xây dựng công trình nhà ở thấp tầng tại Khu đô thị Thanh Hà – Cienco 5
Ngày 31.10 vừa qua, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn đã có chỉ đạo về việc xử lý vi phạm tồn tại của Khu đô thị Thanh Hà A, B – Cienco 5 (tại huyện Thanh Oai và quận Hà Đông).