CafeLand – Dự án bất động sản phải dành bao nhiều phần trăm diện tích đất cho nhà ở xã hội là nội dung được quan tâm tại hội thảo về “Các dự thảo nghị định quy định chi tiết Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản” do Hiệp hội BĐS TP.HCM vừa tổ chức sáng 17/7.

Tại khoản 3 Điều 3 dự thảo nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội quy định, chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án đầu tư phát triển đô thị không phân biệt quy mô diện tích đất tại các đô thị loại 3 trở lên, phải dành 20% quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội.

Trường hợp dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án đầu tư phát triển đô thị có quy mô sử dụng đất dưới 10 ha, thì ngoài hình thức dành quỹ đất 20% để xây dựng nhà ở xã hội. Chủ đầu tư dự án được lựa chọn hình thức chuyển giao quỹ nhà ở tương đương với giá trị quỹ đất 20% tính theo khung giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành tại thời điểm chuyển giao để Nhà nước sử dụng làm nhà ở xã hội, hoặc nộp bằng tiền tương đương giá trị quỹ đất 20% theo khung giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành nhằm bổ sung vào Quỹ phát triển nhà ở của địa phương dành để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên phạm vi địa bàn.

Tuy nhiên, theo Hiệp hội BĐS TP.HCM thì trong tình hình thị trường chỉ vừa mới trên đà hồi phục như hiện nay thì mức 20% tổng diện tích đất dự án để tạo quỹ đất phát triển nhà ở xã hội là chưa hợp lý. Hiệp hội cho rằng nên quy định khoảng 10% diện tích đất dự án là hợp lý.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM nói: “Theo tôi, từ nay đến năm 2020 sẽ áp dụng mức 10%, vì thị trường hiện nay vẫn còn khó khăn, sau năm 2020 thì sẽ áp dụng mức 20%”.

Mặt khác, Luật Đất đai 2013 quy định UBND cấp tỉnh chỉ ban hành bảng giá đất chứ không có quyền ban hành khung giá đất, do đó Hiệp hội kiến nghị sửa đổi thành chủ đầu tư dự án được lựa chọn hình thức chuyển giao quỹ nhà ở tương đương với giá trị quỹ đất 10%, hoặc nộp bằng tiền tương đương giá trị quỹ đất 10% theo quy định của UBND cấp tỉnh.

Tại hội thảo, có nhiều ý kiến cho rằng việc bắt buộc mọi dự án bất động sản phải dành quỹ đất 20% để xây dựng nhà ở xã hội là bất hợp lý, gây khó khăn cho doanh nghiệp và chính người dân sinh sống tại đây.

Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành lấy ví dụ, với những khu đô thị sang trọng như khu Thảo Điền, Khu đô thị Thủ Thiêm, hay Phú Mỹ Hưng thì việc xuất hiện dự án nhà ở xã hội tại đây là không thể. Vì những người ở nhà ở xã hội là những người thu nhập thấp, họ không thể nào trang trải nổi chi phí dịch vụ ở những khu đô thị như thế này.

Ông Nguyễn Trọng Ninh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản cho biết, quy định dự án bất động sản phải dành 20% đất cho nhà ở xã hội không phải là bất di bất dịch. Theo ông Ninh, tùy vào hoàn cảnh của từng địa phương, từng dự án sẽ có điều chỉnh phù hợp. Tuy nhiên, địa phương đó cần phải báo cáo với Thủ tướng xem có phù hợp hay không, có thể bù vào quỹ đất ở chỗ khác hay không, làm sao phải đảm bảo được chiến lược phát triển nhà ở xã hội quốc gia.

Liên quan đến diện tích nhà ở xã hội, dự thảo nghị định đưa ra tiêu chuẩn diện tích tối đa lên đến 90m2 trong giai đoạn hiện nay là không phù hợp. Nguyên nhân vì đất nước còn nghèo, ngân sách Nhà nước eo hẹp và mục tiêu phát triển nhà ở xã hội là nhằm để đáp ứng nhu cầu nhà ở cơ bản, tối thiểu, phổ biến của đông đảo người thu nhập thấp đô thị, chứ không nhằm giải quyết nhu cầu nhà ở tối đa của một số ít trường hợp hộ đông nhân khẩu.

Do đó, Hiệp hội kiến nghị diện tích nhà ở xã hội tối thiểu là 25m2 và tối đa không quá 70m2.

  • Nhà ở xã hội: Phân khúc đầu tư ít rủi ro

    Nhà ở xã hội: Phân khúc đầu tư ít rủi ro

    Nhận định về phân khúc dẫn dắt cũng như hấp dẫn thị trường BĐS tại thời điểm này, nhiều chủ đầu tư cho rằng đó chính là các dự án nhà ở dành cho người có thu nhập thấp (NƠXH). Tuy đầu tư vào phân khúc này có lợi nhuận thấp nhưng an toàn, ổn định và ít rủi ro hơn dự án nhà ở thương mại bởi đối tượng khách hàng của phân khúc này là những người có nhu cầu ở thật, khả năng tài chính có hạn. Nếu dự án đáp ứng đầy đủ hạ tầng, tiện ích, giá hợp lý..., chắc chắn sẽ thu hút một lượng lớn khách hàng.

  • Nhà ở xã hội chậm triển khai vì kém hấp dẫn giới đầu tư

    Nhà ở xã hội chậm triển khai vì kém hấp dẫn giới đầu tư

    Cho đến nay, các chương trình phát triển nhà ở xã hội (NOXH) trọng điểm triển khai được 4 năm, đạt được một số thành quả nhất định. Tuy nhiên, trong mắt người thu nhập thấp, các dự án NOXH đang ngày càng kém lung linh vì quá nhiều bất cập...

  • Cơ hội sở hữu nhà ở xã hội còn rất xa vời

    Cơ hội sở hữu nhà ở xã hội còn rất xa vời

    Trong mục hỏi đáp với Bộ trưởng Bộ Xây Dựng Trịnh Đình Dũng, nhiều người dân băn khoăn khi cơ hội sở hữu nhà ở xã hội còn rất xa vời.

  • Nhà ở xã hội: “Sân chơi” thiếu đại gia

    Nhà ở xã hội: “Sân chơi” thiếu đại gia

    CafeLand - Theo chủ trương, TP.HCM sẽ có trên 48.000 căn nhà ở xã hội trong những năm sắp tới. Tuy vậy, đến nay, thành phố mới chỉ bàn giao được 2.000 căn. Thực tế hiện nay các dự án nhà ở xã hội chỉ lác đác, còn các “đại gia” trong giới đầu tư bất động sản đều chú trọng đến thị trường nhà ở thương mại mà không mấy mặn mà với nhà ở xã hội.

Trần Phong
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.