Kênh đầu tư nào an toàn?
Những dự án bất động sản tốt vẫn là kênh đầu tư an toàn nhất và được nhiều nhà đầu tư lựa chọn
Nếu 2021 được coi là năm của thị trường chứng khoán, tiền số, vàng thì 7 tháng đầu năm 2022 giới đầu tư đang trải qua làn sóng bất ổn từ các kênh đầu tư này. Thị trường chứng khoán đã giảm tới hơn 20,06% so với năm 2021; so với mức cao kỷ lục thiết lập vào tháng 11/2021, thị trường tiền số đã mất khoảng 60% giá trị vào tháng 6/2022.
Tuy nhiên thực tế đã chứng minh trước sự biến động lớn của thị trường chứng khoán, tiền số, vàng… thì duy nhất giá trị bất động sản không bị giảm. Theo báo cáo của Savills, thị trường bất động sản còn thiết lập kỷ lục giá mới với các lý do: quy trình cấp phép các dự án bị siết chặt, nguồn cung hạn chế, giá cả nguyên vật liệu vẫn tăng cao và sản phẩm nhà phố đạt tỷ lệ hấp thụ cao nhất với 60%. Trong báo cáo thị trường bất động sản quý 1/2022 của Bộ Xây dựng đưa ra, lượng giao dịch ở phân khúc căn hộ trên cả nước chỉ bằng 45,5% so với quý 4/2021 nhưng giao dịch ở phân khúc đất nền lại tăng đột biến lên tới 242%.
Khan hiếm dự án bất động sản tốt trên toàn thị trường
Giá bất động sản tăng đều theo các năm. Nguồn: Cushman & Wakefield
Báo cáo của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) và Bộ xây dựng, nguồn cung bất động sản qua các năm 2020, 2021 và 6 tháng đầu năm 2022 tất cả phân khúc đều hạn chế. Vào quý 1/2022, sản phẩm nhà ở, căn hộ, biệt thự, văn phòng kết hợp lưu trú chỉ bằng khoảng 68,2% so với quý 4/2021. Các dự án bất động sản được cho là tốt đang dần ít trên thị trường.
Theo chuyên gia đầu tư, tiêu chí của dòng bất động sản tốt hội tụ các yếu tố: chủ đầu tư uy tín và pháp lý minh bạch, rõ ràng; vị trí vàng; quy hoạch thông minh; xây dựng chất lượng, đáp ứng nhu cầu bảo vệ sức khỏe cộng đồng, phát triển bền vững. Tại các đô thị lớn, dự án có đầy đủ yếu tố như vậy ngày càng khan hiếm nên các nhà đầu tư có xu hướng tìm kiếm ở các thị trường mới.
“Dòng bất động sản tốt với lượng sản phẩm rất hạn chế khiến nhà đầu tư “đỏ mắt” săn lùng. Ví dụ tại thị trường Tây Nguyên, minh chứng rõ nhất chính là dự án Thành phố Cà phê do Trung Nguyên Legend đầu tư. Mỗi đợt mở bán năm 2022 chỉ có từ 30-50 sản phẩm và được giao dịch thành công tới 95% chỉ sau ít phút mở bán” - chia sẻ của chuyên gia bất động sản.
Thị trường bất động sản chọn nhà đầu tư
Theo thông tin của Savills Việt Nam, sự xuất hiện của phân khúc bất động sản chăm sóc sức khỏe, loại hình còn rất mới mẻ tại Việt Nam cũng sẽ là một cơ hội lớn cho những nhà đầu tư có tầm nhìn và khả năng nắm bắt cơ hội. “Thị trường bất động sản đã chọn lọc nhà đầu tư, không dành cho các nhà đầu tư lướt sóng, ngắn hạn” – Anh Duy Hưng, một nhà đầu tư chia sẻ.
Dự án Thành phố Cà phê do Trung Nguyên Legend đầu tư được đánh giá là dự án tốt của thị trường Việt Nam
Nổi lên như một dấu ấn đặc biệt của thị trường bất động sản Việt Nam, sau gần 2 năm chính thức mở bán, Thành phố Cà phê tại Buôn Ma Thuột do tập đoàn Trung Nguyên Legend đầu tư trở thành dự án dẫn đầu xu thế kiến trúc chữa lành, bảo vệ vệ sức khỏe toàn diện Thân – Tâm - Trí. Với những lợi thế như: pháp lý rõ ràng, quy hoạch đồng bộ, thông minh với hệ sinh thái tiện ích chữa lành đa dạng, ngay tại trung tâm Buôn Ma Thuột, Thành phố Cà phê là dự án được quan tâm nhiều nhất theo thống kê của Vhome - VnExpress và được độc giả đánh giá số điểm tuyệt đối cho hai tiêu chí: tiềm lực tài chính, uy tín và thương hiệu chủ đầu tư; tiện ích dự án, thiết kế.
Với nguồn cung hạn chế, chỉ khoảng 30-50 sản phẩm trong mỗi đợt mở bán nhưng vẫn giúp thị trường khu vực Tây Nguyên sôi động nhờ những giao dịch thứ cấp và được nhiều nhà đầu tư tại Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Bình Dương… săn lùng. Theo khảo sát, hầu hết các chủ nhân đều có kế hoạch kinh doanh trước khi chuyển tới khu đô thị đáng sống bậc nhất Tây Nguyên. “Một khu đô thị mới có thể thu hút hàng triệu khách du lịch mỗi năm là điều chưa từng có trên thị trường trước đó. Đây chính là yếu tố khác biệt so với các chủ đầu tư khác giúp giá trị đầu tư nhà ở tại dự án Thành phố Cà phê sẽ ngày càng tăng cao” - ý kiến của chị Vân Anh, khách hàng mua nhà tại dự án.
-
Sớm điều chỉnh quy hoạch sân bay quan trọng của khu vực Tây Nguyên
Việc điều chỉnh Quy hoạch Cảng hàng không Buôn Ma Thuột giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là hết sức cần thiết nhằm nâng công suất khai thác, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hóa ngày càng tăng của khu vực....
-
Đề xuất gần 1.500 tỉ đồng xây đường nối cao tốc với đại lộ Đông Tây, sân bay Buôn Ma Thuột
Tỉnh Đắk Lắk dư chi gần 1.500 tỉ đồng để xây dựng tuyến đường nối cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột với đại lộ Đông Tây, sân bay Buôn Ma Thuột.
-
Tuyến tránh TP. Buôn Ma Thuột hơn 1.800 tỉ đang làm đến đâu?
Dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía Đông TP. Buôn Ma Thuột có chiều dài hơn 39 km, tổng mức đầu tư hơn 1.841 tỉ đồng.