Ngành du lịch các địa phương đang phục hồi
UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, 6 tháng đầu năm 2023 ngành du lịch địa phương đã có nhiều khởi sắc. Theo thống kê, 6 tháng đầu năm 2023, tổng lượt khách tham quan, lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh ước đạt 4.566 nghìn lượt, tăng gấp hai lần so với cùng kỳ. Doanh thu du lịch trên địa bàn tỉnh ước đạt 4.600 tỷ đồng, tăng gấp 2,64 lần so với cùng kỳ; thu nhập xã hội từ du lịch ước đạt 10.810 tỷ đồng.
Trong khi đó tại Thừa Thiên Huế, ước tính 6 tháng đầu năm 2023 lượng khách du lịch đạt khoảng hơn 1.640 ngàn lượt, gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm 2022. Tổng thu từ du lịch trên địa bàn tỉnh trong 6 tháng ước đạt khoảng 3.494 tỷ đồng, gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2022.
Tại Đà Nẵng, trong 6 tháng đầu năm nay, khách du lịch do cơ sở lưu trú phục vụ ước đạt 3.508 nghìn lượt, đạt 89% kế hoạch năm 2023, gấp 2,1 lần so với cùng kỳ năm 2022. Doanh thu dịch vụ lưu trú, lữ hành ước đạt 6.231 tỷ đồng, tăng 99% so với cùng kỳ năm 2022.
Còn tại Khánh Hòa, nửa đầu năm 2023 địa phương này đón 2.780 nghìn lượt khách du lịch, tăng gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu du lịch trên địa bàn tỉnh ước đạt 12.565,7 tỷ đồng, tăng gấp 2,7 lần so với cùng kỳ năm trước.
Tại Bình Định, trong 6 tháng đầu năm 2023, hoạt động của ngành du lịch đạt được kết quả tích cực và có sự tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2022. Cụ thể, số lượng du khách ước đón 2.757.840 lượt khách, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm 2022; doanh thu ước đạt 7.617,59 tỷ đồng, tăng 33,3% so với cùng kỳ năm 2022.
Tại Quảng Bình, trong 7/2023, hoạt động tham quan du lịch diễn ra sôi động, với tổng lượt khách du lịch ước đạt 695.000 lượt, tăng 21,8% so với tháng trước và gấp 2,31 lần so với cùng kỳ. Lũy kế 7 tháng đầu năm 2023, tỉnh đón 2,7 triệu lượt khách, gấp 3,2 lần so với cùng kỳ.
Tại tỉnh Lâm Đồng, trong tháng 7/2023, tổng lượt khách tham quan, nghỉ dưỡng tại tỉnh ước đạt 870 nghìn lượt khách, tăng 16% so với cùng kỳ. Lũy kế 7 tháng đầu năm 2023, toàn tỉnh Lâm Đồng đón 5,38 triệu lượt khách, tăng 20,4 % so với cùng kỳ.
Chờ đón cơ hội phát triển mới
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo quy hoạch, đến năm 2030 tại khu vực Miền Trung - Tây Nguyên sẽ có 7 cảng hàng không quốc tế và 8 cảng hàng không quốc nội.
Đây là cơ hội mới cho việc phát triển kinh tế - xã hội, nhất là ngành du lịch của nhiều tỉnh, thành thuộc khu vực Miền Trung - Tây Nguyên.
Cụ thể, 7 cảng hàng không quốc tế gồm, cảng hàng không quốc tế Thọ Xuân (Thanh Hóa) có công suất thiết kế 5 triệu lượt hành khách/năm, với tổng vốn đầu tư theo quy hoạch khoảng 8.887 tỷ đồng; Cảng hàng không quốc tế Vinh (Nghệ An) có công suất thiết kế 8 triệu hành khách/năm, với tổng vốn đầu tư theo quy hoạch khoảng 14.942 tỷ đồng;
Cảng hàng không quốc tế Phú Bài (Thừa Thiên Huế) có công suất thiết kế 7 triệu hành khách/năm, với tổng vốn đầu tư theo quy hoạch khoảng 16.578 tỷ đồng; Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng có công suất 25 triệu hành khách/năm, với tổng vốn đầu tư theo quy hoạch khoảng 19.505 tỷ đồng.
Ngoài ra còn có cảng hàng không Chu Lai (Quảng Nam) có công suất 10 triệu hành khách/năm, với tổng vốn đầu tư theo quy hoạch khoảng 15.968 tỷ đồng; Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh (Khánh Hòa) có công suất 25 triệu hành khách/năm, với tổng vốn đầu tư theo quy hoạch khoảng 23.760 tỷ đồng; Cảng hàng không quốc tế Liên Khương (Lâm Đồng) có công suất thiết kế 5 triệu hành khách/năm, với tổng vốn đầu tư theo quy hoạch khoảng 4.591 tỷ đồng.
Bên cạnh các cảng hàng không quốc tế kể trên thì tại khu vực này còn có 8 cảng hàng không quốc nội gồm: Cảng hàng không Đồng Hới (Quảng Bình) có công suất thiết kế 3 triệu hành khách/năm, với tổng vốn đầu tư theo quy hoạch khoảng 2.804 tỷ đồng; Cảng hàng không Quảng Trị có công suất thiết kế 1 triệu hành khách/năm, với tổng vốn đầu tư theo quy hoạch khoảng 3.885 tỷ đồng.
Cảng hàng không Pleiku (tỉnh Gia Lai) có công suất thiết kế 4 triệu hành khách/năm, với tổng vốn đầu tư theo quy hoạch khoảng 4.583 tỷ đồng; Cảng hàng không Phù Cát (Bình Định) có công suất thiết kế 5 triệu hành khách/năm, với tổng vốn đầu tư theo quy hoạch khoảng 2.864 tỷ đồng.
Bên cạnh đó còn có cảng hàng không Tuy Hòa (Phú Yên) có công suất thiết kế 3 triệu hành khách/năm, với tổng vốn đầu tư theo quy hoạch khoảng 1.385 tỷ đồng; Cảng hàng không Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có công suất thiết kế 5 triệu hành khách/năm, với tổng vốn đầu tư theo quy hoạch khoảng 3.814 tỷ đồng; Cảng hàng không Phan Thiết (Bình Thuận) có công suất thiết kế 2 triệu hành khách/năm, với tổng vốn đầu tư theo quy hoạch khoảng 7.714 tỷ đồng; Cảng hàng không Thành Sơn (Ninh Thuận) có công suất thiết kế 1,5 triệu hành khách/năm, với tổng vốn đầu tư khoảng 5.322 tỷ đồng.
Trong giai đoạn đến năm 2050, nhiều cảng hàng không quốc tế và quốc nội tại khu vực Miền Trung - Tây Nguyên sẽ tiếp tục được đầu tư nâng cấp, mở rộng.
Chưa hết, tại khu vực này còn có nhiều vị trí được quy hoạch là các cảng hàng không có tiềm năng, như thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông (Kon Tum); xã An Hải, huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi); xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa); xã Quảng Khê, huyện Đắk Glong (Đắk Nông); xã Ngũ Phụng, huyện Phú Quý (tỉnh Bình Thuận.
-
Dòng vốn đầu tư lớn chảy vào các dự án hạ tầng giao thông - Bài 1: Mở ra quỹ đất phát triển mới
Nhiều địa phương tại khu vực Miền Trung - Tây Nguyên đang đẩy mạnh triển khai các dự án hạ tầng giao thông đường bộ có quy mô lớn. Đây là những dự án được kỳ vọng tạo động lực mới trong việc phát triển kinh tế xã hội, cũng như mở ra quỹ đất phát triển mới tại các địa phương trong thời gian tới.
-
Lâm Đồng thu hồi dự án Đà Lạt Plaza liên quan đến vụ án Trương Mỹ Lan
UBND tỉnh Lâm Đồng đã quyết định thu hồi 3.377 m² đất tại số 33 Phan Như Thạch, phường 1, TP Đà Lạt, trước đây được giao cho Công ty Cổ phần Du lịch Delta để thực hiện dự án Khu liên hợp Khách sạn và Trung tâm thương mại Đà Lạt Plaza. Lý do thu hồi l...
-
Tương lai Lâm Đồng năm 2030 sẽ ra sao với loạt dự án hạ tầng giao thông?
Theo Kế hoạch triển khai Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Lâm Đồng sẽ tập trung triển khai loạt dự án hạ tầng giao thông trọng điểm, với tổng nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2021-2030 ước tính lên đến 757.548 tỷ đồng, nh...
-
“Phù thủy ánh sáng” Isometrix chọn Haus Da Lat kiến tạo công trình ánh sáng đầu tiên tại Việt Nam
Isometrix – “Phù thủy” thắp sáng các công trình biểu tượng thế giới cùng kiến trúc sư vĩ đại Kengo Kuma kết hợp ánh sáng, kiến trúc, văn hóa và nghệ thuật sắp đặt tạo ra công trình ánh sáng độc đáo dành riêng Haus Da Lat, dự kiến khai trương vào thán...