Đường phố ở huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Ảnh minh họa
Theo đó, tuyến ĐT.857 có điểm đầu giao với QL30 tại lý trình Km67+240, cách mố A cầu An Phong – QL30 khoảng 130m; điểm cuối kết nối với ĐT.845 thông qua đường Gò Tháp, cách ngã ba Gò Tháp – ĐT845 khoảng 635m, đi qua địa bàn các huyện Thanh Bình, Cao Lãnh và Tháp Mười.
Dự án có tổng chiều dài khoảng 44,8km, nền đường rộng 9m, có 2 làn xe với vận tốc thiết kế 60km/giờ.
Tổng mức đầu tư dự án là 2.180 tỉ đồng, trong đó chi phí xây dựng 1.184 tỉ đồng, chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng 716,5 tỉ đồng và các chi phí QLDA, tư vấn.
Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 – 2025 (1.400 tỉ đồng) và ngân sách Tỉnh quản lý và phân bổ giai đoạn 2021 – 2025 đối ứng còn lại.
Thời gian thực hiện dự án từ 2021 – 2025: năm 2021 chuẩn bị đầu tư và thực hiện giải phóng mặt bằng 50%, năm 2022 hoàn thành giải phóng mặt bằng và 20% khối lượng thi công xây dựng, năm 2023 hoàn thiện 60% khối lượng thi công, năm 2024 hoàn thành công trình và quyết toán vốn đầu tư vào năm 2025.
Mục tiêu đầu tư dự án nhằm hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông khu vực phù hợp với quy hoạch giao thông vận tải tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 627/QĐ-UBND.HC ngày 02/8/2012; phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Tháp nói riêng và của khu vực tiểu vùng Đồng Tháp Mười nói chung.
UBND tỉnh giao Trung tâm Phát triển Quỹ đất phối hợp Sở Giao thông vận tải và các địa phương thực hiện đầy đủ hồ sơ, thủ tục GPMB, thanh toán và quyết toán vốn có liên quan theo đúng quy định.
Ngoài ra, tỉnh Đồng Tháp cũng đang xúc tiến đầu tư xây dựng tuyến cao tốc An Hữu – Cao Lãnh, đi qua hai tỉnh Đồng Tháp và Tiền Giang. Đây là dự án lớn nhất trong số 20 công trình giao thông trọng điểm theo kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021 – 2025.
Mới đây, CTCP Tập đoàn Đèo Cả đã có buổi làm việc với UBND tỉnh về đề xuất đầu tư xây dựng này. Theo đó, Tập đoàn Đèo Cả và đơn vị tư vấn đưa ra hai phương án về hướng tuyến của dự án, trong đó phương án 1 có chiều dài 32 km, tổng mức đầu tư 6.020 tỉ đồng; phương án 2 có chiều dài 28 km, tổng mức đầu tư 5.288 tỉ đồng.
Về quy mô, dự kiến trong giai đoạn 1, tuyến đường có vận tốc thiết kế 80 km/giờ, nền đường rộng 17 m, có 4 làn xe. Giai đoạn hoàn thiện, vận tốc được nâng lên 100 km/giờ, nền đường rộng 23 m, có 4 làn xe, mỗi làn rộng 3,75 m.
-
Làm cao tốc từ Đồng Tháp đi TP HCM còn 2 tiếng
Việc làm hai tuyến cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh và An Hữu - Cao Lãnh nhằm rút ngắn thời gian từ Đồng Tháp đi TP HCM xuống còn 2 tiếng thay vì 4 tiếng như hiện nay.
-
Kiến nghị sớm đầu tư cao tốc 188km nối Đồng bằng sông Cửu Long với TP.HCM
Tuyến cao tốc Hồng Ngự - Trà Vinh có tổng chiều dài 188km, quy mô 4 làn xe được UBND tỉnh Đồng Tháp kiến nghị sớm đầu tư để kết nối giao thông khu vực, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
-
Quy định mới về điều kiện, diện tích tách thửa đất tại Đồng Tháp từ 11/11/2024
Ngày 29/10/2024, UBND tỉnh Đồng Tháp ban hành Quyết định 29/2024/QĐ-UBND quy định điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất và diện tích đất tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp....
-
Công khai 6 công ty vi phạm luật đất đai tại Đồng Tháp
Theo báo cáo ngày 30/9/2024 của Sở TN&MT tỉnh Đồng Tháp gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Đồng Tháp về việc công khai thông tin về vi phạm và việc khắc phục vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Bộ Tài nguyên và Môi trường đ...