Sơ đồ hướng tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương
UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, theo kế hoạch tuyến cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc dài 66km, quy mô 4 làn ô tô, nền đường rộng 17m, có bố trí làn dừng khẩn cấp không liên tục với tổng mức đầu tư khoảng 17.200 tỷ đồng.
Nếu điều chỉnh quy mô đầu tư hoàn chỉnh mặt cắt ngang 22m với 4 làn ô tô, bố trí làn dừng khẩn cấp liên tục, số vốn của dự án sẽ tăng thêm khoảng 3.940 - 4.435 tỉ đồng.
Tương tự, tuyến cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương dài 73,6km, quy mô 4 làn đường, rộng 17m bố trí làn dừng khẩn cấp không liên tục với số vốn ban đầu 19.521 tỉ đồng.
Nếu bố trí làn dừng khẩn cấp liên tục, mặt cắt ngang bề rộng đường 24,7m sẽ tăng chi phí đầu tư thêm 2.539 - 2.990 tỉ đồng.
Theo UBND tỉnh Lâm Đồng, nếu điều chỉnh quy mô 2 dự án đường cao tốc trên, ngoài tăng vốn đầu tư sẽ kéo dài thêm thời gian thu phí, trường hợp sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước sẽ không thể cân đối trong giai đoạn hiện nay do nguồn lực ngân sách tỉnh Lâm Đồng rất hạn chế.
Trong khi đó, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Đồng Nai mới đây đã có báo cáo trình UBND tỉnh đề xuất Bộ Giao thông Vận tải xem xét, điều chỉnh chủ trương đầu tư đối với cao tốc Dầu Giây – Tân Phú và Tân Phú – Bảo Lộc.
Theo quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, dự án Dầu Giây – Tân Phú có quy mô 4 làn xe cao tốc, vận tốc thiết kế 100km/h. Làn dừng khẩn cấp bố trí không liên tục, khoảng 4-5km bố trí 1 điểm dừng khẩn cấp.
Do đó, Sở Giao thông vận tải Đồng Nai kiến nghị Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu bổ sung làn dừng xe khẩn cấp liên tục dọc hai bên tuyến đường cao tốc Dầu Giây - Tân Phú.
Đồng thời, kiến nghị Bộ Giao thông vận tải có ý kiến đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng nghiên cứu bổ sung làn dừng xe khẩn cấp liên tục dọc hai bên tuyến đường cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc. Cùng với đó, mở rộng làn xe, nâng tốc độ thiết kế lên 100km/h.
Cao tốc Dầu Giây – Tân Phú, Tân Phú – Bảo Lộc và Bảo Lộc Liên Khương là 3 đoạn tuyến thành phần của tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương có tổng chiều dài hơn 200km kết nối tỉnh Đồng Nai với Lâm Đồng.
Theo Ban Quản lý dự án giao thông tỉnh Lâm Đồng, thời gian dự kiến sẽ khởi công hai đoạn cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc và Bảo Lộc – Liên Khương lần lượt sẽ vào quý 3 và quý 4 năm 2024. Trong khi đó, đoạn Dầu Giây – Tân Phú theo kế hoạch cũng khởi công trong năm nay.
Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương là hạ tầng quan trọng kết nối các tỉnh Đông Nam Bộ với khu vực Tây Nguyên. Hiện nay, quốc lộ 20 đang là tuyến độc đạo kết nối hai khu vực này nên thường xuyên ùn tắc, kẹt xe nhất là vào các dịp lễ tết.
Khi hoàn thành tuyến cao tốc này sẽ kết nối thông suốt với cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây và Dầu Giây - Phan Thiết; Liên Khương - Đà Lạt, giúp rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa cũng như đi lại của người dân.
-
Ngoài cao tốc Dầu Giây – Liên Khương, Lâm Đồng sẽ đầu tư thêm dự án cao tốc nào trong những năm tới?
Ngoài dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương dự kiến khởi công trong năm 2024, theo quy hoạch, trong những năm tới tỉnh Lâm Đồng sẽ triển khai thêm hai dự án cao tốc gồm Nha Trang – Liên Khương và Liên Khương – Buôn Ma Thuột.
-
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có chỉ đạo quan trọng về nguồn vật liệu thi công cho các dự án trên địa bàn
UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các đơn vị liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra từ khâu xây dựng mỏ, phương án khai thác; khẩn trương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp về thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng....
-
Novaland nói không liên quan sai phạm tại dự án Bộ Công an vừa có kết luận điều tra
Novaland cho hay ngay từ khi cơ quan điều tra vào cuộc làm rõ các sai phạm của ông Nguyễn Cao Trí, doanh nghiệp đã tích cực hợp tác và cung cấp các tài liệu liên quan đến giao dịch dự án tại Lâm Đồng....
-
Sáp nhập nhiều đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1245/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2023 – 2025. Theo đó, kể từ ngày 1/12/2024, tỉnh Lâm Đồng có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 08 ...