Mới đây, UBND tỉnh Đồng Nai đã có văn bản báo cáo về tình hình cung ứng vật liệu cho các dự án và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giải quyết một số vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Cho phép triển khai song song việc cấp phép khai thác mỏ đá
Đối với kiến nghị của UBND tỉnh Đồng Nai về việc bổ sung dự án sân bay Long Thành vào danh mục dự án được áp dụng cơ chế đặc thù để UBND tỉnh làm cơ sở nâng công suất khai thác tại các mỏ đá lên 50%, Bộ Xây dựng cho biết, việc bổ sung các dự án sân bay Long Thành và Vành đai 3 TP.HCM vào danh mục được áp dụng cơ chế đặc thù và thực hiện thủ tục nâng công suất khai thác các mỏ đá tại tỉnh Đồng Nai để cung ứng cho các dự án là cần thiết và đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, Bộ trưởng Bộ NN&MT cho ý kiến thống nhất.
Tuy nhiên, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam chưa có văn bản chính thức báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề xuất đưa các dự án này vào danh mục được áp dụng cơ chế đặc thù về khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.
Bộ Xây dựng đề nghị tỉnh Đồng Nai chủ động kiểm tra, kiểm soát việc khai thác vật liệu đá trên địa bàn
Đối với kiến nghị Thủ tướng chấp thuận cho các doanh nghiệp tiếp tục khai thác đá xây dựng đến ngày 31/12/2025 tại khu vực đã hoàn thành thoả thuận bồi thường giải phóng mặt bằng với người dân nhưng chưa hoàn thành thủ tục thuê đất sử dụng vào mục đích khai thác khoáng sản để cung ứng cho các dự án giao thông trọng điểm
Nội dung kiến nghị này của UBND tỉnh Đồng Nai thuộc thẩm quyền hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
Tại cuộc họp với tỉnh Đồng Nai vào ngày 13 và 14/2/2025, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã thống nhất chủ trương cho phép UBND tỉnh Đồng Nai chỉ đạo triển khai song song việc cấp phép cho nhà thầu khai thác đất tại mỏ đất và hoàn thiện thủ tục liên quan theo quy định nhưng phải có cam kết về thời hạn hoàn thành các thủ tục.
Để đảm bảo đủ vật liệu đá cung ứng cho các dự án, đáp ứng tiến độ, Bộ Xây dựng thống nhất với kiến nghị của UBND tỉnh Đồng Nai về việc cho phép triển khai song song việc cấp phép khai thác mỏ đá.
Nguồn cung đá xây dựng tại tỉnh Đồng Nai khoảng 9,6 triệu m3
Về nội dung kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Xây dựng tìm nguồn vật liệu xây dựng từ tỉnh khác để phục vụ thi công các công trình trọng điểm khác do nhu cầu đăng ký vật liệu đá với tỉnh là 10,1 triệu m3, vượt năng lực sản xuất khai thác của 23 mỏ đá (9,6 triệu m3).
Trên cơ sở báo cáo của các chủ đầu tư, Bộ Xây dựng đã tổng hợp nhu cầu vật liệu đá của các dự án giao thông trọng điểm khu vực phía Nam. Theo đó, các chủ đầu tư đăng ký với tỉnh Đồng Nai khoảng 11 triệu m3 đá; Bộ Xây dựng đã có văn bản gửi tỉnh Đồng Nai; tỉnh Đồng Nai đã phân khai đá tại các mỏ cho các dự án 9,1 triệu m3.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Đồng Nai, trên địa bàn tỉnh có 23 mỏ đá xây dựng với tổng công suất khai thác theo thiết kế là 19,8 triệu m3/năm, như vậy vẫn còn trữ lượng đủ để cung ứng cho các dự án khác đã đăng ký.
Không để xảy ra tình trạng còn vật liệu tại mỏ nhưng không thể cấp cho các dự án trọng điểm khác
Để giảm áp lực cung ứng nguồn đá cho tỉnh Đồng Nai, Bộ Xây dựng cũng đã có văn bản đề nghị các chủ đầu tư đăng ký cụ thể nhu cầu vật liệu với các địa phương có nguồn đá xây dựng để cung ứng cho các dự án.
Đến nay, tỉnh Bình Dương, Kiên Giang đã hoàn thành thủ tục cấp phép các mỏ đá và cung ứng cho các dự án, tỉnh An Giang đang hoàn tất các thủ tục tăng trữ lượng mỏ đá Antraco (trên 2 triệu m3).
Kiểm tra, kiểm soát việc khai thác vật liệu đá xây dựng
Để đảm bảo nguồn vật liệu cung ứng cho các dự án, Bộ Xây dựng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo UBND tỉnh Đồng Nai khẩn trương tháo gỡ các khó khăn vướng mắc để có thể khai thác toàn bộ các mỏ đá với trữ lượng 9,1 triệu m3 đã phân bổ cho các dự án.
Đồng thời, tỉnh Đồng Nai cần tiếp tục hoàn thiện thủ tục cấp phép, gia hạn, nâng công suất khai thác các mỏ đá theo công suất khai thác theo thiết kế 19,8 triệu m3/năm như báo cáo của UBND tỉnh Đồng Nai để cung ứng cho các dự án trọng điểm đang và sắp triển khai tại khu vực phía Nam.
Bộ Xây dựng yêu cầu tỉnh Đồng Nai cần chủ động kiểm tra, kiểm soát việc khai thác vật liệu đá trên địa bàn của các chủ đầu tư, nhà thầu. Trường hợp các đơn vị không khai thác vật liệu được phân bổ, cần có giải pháp điều tiết, điều phối linh hoạt cho các dự án trọng điểm khác có yêu cầu hoàn thành năm 2025 có nhu cầu sử dụng đá, không để xảy ra tình trạng còn nguồn vật liệu tại các mỏ nhưng không thể cấp cho các dự án trọng điểm khác.
Chỉ đạo chủ đầu tư, các nhà thầu huy động vật liệu đá theo đúng khả năng đã được UBND tỉnh Đồng Nai phân bổ; trường hợp không sử dụng nguồn vật liệu đá tại mỏ được phân bổ, cần kịp thời kiến nghị tỉnh Đồng Nai điều phối sang cho dự án khác có nhu cầu; chịu hoàn toàn trách nhiệm trong việc không huy động đúng khối lượng được UBND tỉnh Đồng Nai phân bổ.
-
Bức tranh thị trường vật liệu xây dựng giai đoạn 2024-2025
Thị trường vật liệu xây dựng (VLXD) đang trên đà phục hồi với mức tăng trưởng sản lượng tích cực trong năm 2024, nhờ lực đẩy từ đầu tư công và chính sách hỗ trợ. Tuy nhiên, biến động giá cả, cạnh tranh gay gắt và yêu cầu phát triển bền vững tiếp tục là những thách thức lớn trong năm 2025.
-
TP Huế vào cuộc thanh tra “điểm nóng” khai thác mỏ vật liệu xây dựng
Hoạt động thanh tra sẽ tập trung vào các nội dung chính, gồm: việc ban hành văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện các quy định về quản lý hoạt động khoáng sản vật liệu xây dựng.
-
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ trực tiếp làm việc với các địa phương Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh và các tỉnh Tây Nam Bộ để hướng dẫn thủ tục, giải quyết các khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc cung ứng vật liệu cho các dự án trọng điểm.
-
Thủ tướng chỉ đạo mạnh tay: Chấm dứt tiêu cực trong cấp phép khai thác mỏ vật liệu xây dựng
Thủ tướng giao Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Trần Quý Kiên trực tiếp làm việc với các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh… để hướng dẫn thủ tục, giải quyết các khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc cung ứng vật liệu cho các dự án.







-
Bình Phước chấn chỉnh “điểm nóng” khai thác mỏ vật liệu xây dựng
UBND tỉnh Bình Phước yêu cầu các địa phương, đơn vị liên quan tăng cường quản lý công tác khai thác, vận chuyển khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường. Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm theo đúng quy định; đảm bảo không gián đoạn ...
-
Bức tranh thị trường vật liệu xây dựng giai đoạn 2024-2025
Thị trường vật liệu xây dựng (VLXD) đang trên đà phục hồi với mức tăng trưởng sản lượng tích cực trong năm 2024, nhờ lực đẩy từ đầu tư công và chính sách hỗ trợ. Tuy nhiên, biến động giá cả, cạnh tranh gay gắt và yêu cầu phát triển bền vững tiếp tục ...
-
TP Huế vào cuộc thanh tra “điểm nóng” khai thác mỏ vật liệu xây dựng
Hoạt động thanh tra sẽ tập trung vào các nội dung chính, gồm: việc ban hành văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện các quy định về quản lý hoạt động khoáng sản vật liệu xây dựng.