Ngày 26/6, Bình Dương đã khởi động xây dựng dự án nhà máy điện rác công suất 12MW với mức đầu tư 1.150 tỷ đồng. Đây là nhà máy thứ hai được đầu tư xây dựng tại Bình Dương.
Được biết, nhà máy đốt rác phát điện do Công ty Cổ phần - Tổng Công ty Nước - Môi trường Bình Dương (Biwase) đầu tư xây dựng tại phường Chánh Phú Hòa, TP Bến Cát.
Nhà máy này sử dụng rác đã qua phân loại để đưa vào lò đốt chất thải sinh hoạt với công suất 500 tấn/ngày, tương đương công suất phát điện 12MW. Đây là giai đoạn đầu của dự án quy mô công suất 24MW.
Đầu tư 1.150 tỷ đồng xây dựng nhà máy đốt rác phát điện công suất 12MW ở Bình Dương
Chủ đầu tư cho biết, nhà máy sử dụng công nghệ tiên tiến từ các đối tác quốc tế: turbine điện của Siemens (Đức), lò đốt và nồi hơi từ các doanh nghiệp Pháp, Ấn Độ. Các thiết bị dự kiến sẽ được giao đến công trường từ tháng 7/2025 đến tháng 3/2026 và dự kiến sẽ hoàn tất trong 2 năm 2025-2026.
Dự án không chỉ giúp giảm áp lực hạ tầng môi trường đô thị mà còn cung cấp nguồn năng lượng xanh và góp phần hiện thực hóa chiến lược tăng trưởng xanh của tỉnh Bình Dương.
Mỗi ngày, có khoảng 3.000 tấn rác thải sinh hoạt và công nghiệp được chuyển về Khu liên hợp Xử lý chất thải Bình Dương. Thay vì chôn lấp, chủ đầu tư cho biết sẽ biến rác thải thành bón hữu cơ, gạch, bê tông… hướng đến phát triển bền vững theo sự chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh Bình Dương.
Trước đó, tỉnh Bình Dương đã xây dựng dự án nhà máy đốt rác phát điện đầu tiên có công suất 5MW đưa vào sử dụng đầu năm 2024.
Theo lãnh đạo tỉnh Bình Dương, dự án sẽ làm giảm áp lực về rác thải, biến rác thành điện; tro xỉ làm nguyên liệu sản xuất gạch, bê tông, ứng dụng kinh tế tuần hoàn góp phần tăng giá trị cho doanh nghiệp. Từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân trên địa bàn và khu vực lân cận, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển bền vững.
-
Sau sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu, TP.HCM mới có gì thay đổi?
Sau sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu, TP.HCM mới có diện tích hơn 6.770 km2, dân số hơn 14 triệu người và 168 đơn vị hành chính cấp xã. Quy mô đô thị, dân cư và tổ chức bộ máy đều có nhiều thay đổi đáng chú ý.
-
Dự án nhà máy điện rác đầu tiên của Đồng Nai vừa có bước ngoặt quan trọng
Đồng Nai đã phê duyệt quy hoạch nhà máy xử lý rác phát điện tại xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, quy mô 12ha, công suất xử lý hơn 23.000 tấn rác/năm và công suất phát điện đạt 30MW.
-
Sắp đưa vào vận hành nhà máy điện rác hơn 4.800 tỷ tại Hà Nội
Dự án nhà máy điện rác Seraphin nằm trong khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn, Hà Nội có công suất xử lý rác thải sinh hoạt là 2.250 tấn/ngày, công suất phát điện là 37MW với tổng mức đầu tư 4.855 tỷ đồng.








-
“Soi” giá bán các dự án căn hộ dọc tuyến đường nghìn tỷ sắp được mở rộng lên 60m tại khu Đông TP.HCM
Khoảng 6,3km đường Quốc lộ 13 đoạn từ cầu Bình Triệu, Thủ Đức đến cầu Vĩnh Bình, Thuận An sẽ được mở rộng từ 25-30m lên 60m với 10 làn xe và dự kiến khởi công cuối năm 2025. Trước thời điểm triển khai, thị trường căn hộ dọc hai bên tuyến đường này đa...
-
CBRE sẽ quản lý vận hành dự án La Pura
CBRE là đơn vị quản lý vận hành chính thức dự án La Pura - toạ lạc ngay mặt tiền Quốc lộ 13, phường Bình Hòa, TP.HCM. Sự đồng hành của CBRE trong vai trò quản lý vận hành mang đến cho cư dân một môi trường sống chất lượng và hoàn chỉnh, đồng thời bảo...
-
Nhà đầu tư “dịch chuyển” về đô thị cạnh khu công nghiệp, có gì hấp dẫn?
Hiện nay, giá bất động sản tại khu vực trung tâm TP.HCM đang ở mức quá cao, biên độ tăng giá không còn hấp dẫn như trước. Điều này thúc đẩy nhiều nhà đầu tư dịch chuyển dòng tiền sang khu vực sát cạnh, nhất là các khu đô thị all-in-one gần các khu cô...