Một trong số những khó khăn thường được các doanh nghiệp địa ốc thường gặp phải khi thực hiện dự án đó chính là gánh nặng về thủ tục hành chính. Theo phản ánh của các doanh nghiệp, để thực hiện một dự án phát triển nhà ở, chủ đầu tư phải làm đủ các loại thủ tục hành chính phức tạp, rườm rà từ xin chủ trương đầu tư, thỏa thuận quy hoạch, giải phóng mặt bằng, thẩm duyệt thiết kế cơ sở, xin giấy phép xây dựng, xác định giá đất và nộp tiền sử dụng đất, xin giấy chứng nhận công trình đủ điều kiện đưa vào sử dụng, thông báo với Sở Xây dựng trước khi bán nhà...
Theo ông Trương Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty Địa ốc Hoàng Quân, hiện nay có quá nhiều thủ tục và nhiều cửa cơ quan khi thực hiện một dự án khiến doanh nghiệp rất khó khăn.
Ông Tuấn cho rằng, nhằm làm giảm bớt thời gian thủ tục hành chính thì nên tập trung về một cơ quan làm đầu mối toàn bộ thủ tục. “Trong khi ở các tỉnh chúng tôi thực hiện thủ tục rất nhanh, có khi chỉ cần gọi điện là được giải quyết ngay, nhưng tại thành phố có những dự án chúng tôi đã mất hơn 2 năm nhưng vẫn chưa xong được thủ tục”, ông Tuấn cho biết.
Mới đây, trong hội nghị gặp gỡ đối thoại với doanh nghiệp do Sở Tài Nguyên và Môi Trường TP.HCM tổ chức, các doanh nghiệp lại tiếp tục “than phiền” về những rào cản gây khó khăn đến từ thủ tục hành chính.
Ông Trần Văn Châu, chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Địa ốc Chợ Lớn, cho biết, doanh nghiệp này đang thực hiện một dư án tại quận 8 hiện đang trong quá trình cấp chứng nhận chủ quyền nhưng gặp khó nhiều khó khăn. “Tôi nghĩ Sở Tài nguyên và Môi Trường nên ủy quyền cho Văn phòng đăng ký đất đai trực tiếp thực hiện việc cấp giấy chứng nhận cho người dân. Hiện nay, sau khi chúng tôi nộp hồ sơ về Văn phòng đăng ký đất đai thì lại phải chuyển qua Sở để cấp giấy nên mất rất nhiều thời gian”, ông Châu nói.
Một khó khăn khác được ông Châu nhắc đến đế là việc thẩm định giá để nộp tiền sử dụng đất. Việc này trước là do Sở Tài Chính nhưng nay chuyển sang cho Sở Tài nguyên và Môi trường. Sau khi thẩm định giá xong, Sở Tài nguyên và Môi trường ra quyết dịnh giao đất, thì doanh nghiệp lại phải thực hiện một loạt thủ tục khác như có kế hoạch sử dụng đất của các quận huyện, chấp thuận đầu tư của Sở Xây dựng, xong lại phải ký quỹ…
“Khi nhận hồ Sở thẩm định giá thì nên có thông tin cho doanh nghiệp biết anh nên làm đồng thời những việc gì. Ví dụ anh thẩm định giá thì đồng thời anh phải có kế hoạch sử dụng đất của quận huyện, anh phải có chấp thuận đầu tư dự án của xây dựng, đồng thời anh cũng phải chuẩn bị ký quỹ… làm đồng thời như vậy thì mới rút ngắn thời gian chơ đợi của doanh nghiệp”, ông Châu đề xuất.
Đồng quan điểm, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch hiệp hội bất động sản TP.HCM kiến nghị cần đơn giản hóa thủ tục hành chính để hỗ trợ doanh nghiệp, nếu có thể thì nên ủy quyền cho các quận huyện tránh tập trung thủ tục về một mối gây quá tải và mất thời gian chờ đợi của doanh nghiệp.
“Cơ chế tính tiền sử dụng đất trước đây là nộp qua Sở Tài chính một đầu mối nhưng bay giờ quy định hai cửa, cửa thứ nhất là Sở Tài nguyên và Môi trường để xác định giá đất xong mới đưa qua sở Tài Chính là thường trực của hội đồng thẩm định giá đất phải qua hai cửa rất lòng vòng”, ông Châu cho biết.
Ông Nguyễn Toàn Thắng, giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cho biết, để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong trường hợp đơn vị tư vấn đưa ra được giá đất nhưng chưa được phê duyệt thì Sở sẽ dựa trên đơn giá này cho doanh nghiệp tạm nộp tiền sử dụng đất để có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thực hiện các bước tiếp theo của dự án. Sau khi có mức giá chính xác về tiền sử dụng đất từ cơ quan chức năng thì Sở sẽ điều chỉnh.
Bằng cách này hiện Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đã giải quyết cho 10 doanh nghiệp tạm nộp với số tiền khoảng 400 tỷ đồng.
-
Hôm nay (23/1) sẽ thông xe tạm hai đoạn cao tốc Bến Lức - Long Thành
Ngày 23/1, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) sẽ chính thức thông xe tạm hai đoạn tuyến thuộc dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành.
-
Kiều hối về TP.HCM đạt 10 tỷ USD
Nếu tính lũy kế từ đầu năm 2024 đến nay, tổng lượng kiều hối chuyển về TP.HCM đạt 10,039 tỷ USD, Thời báo Ngân hàng dẫn lời ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM....
-
Thủ Đức 2040: Siêu đô thị 9 phân vùng với hơn 21.000 ha
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 202/QĐ-TTg, phê duyệt đồ án quy hoạch chung thành phố Thủ Đức thuộc TP.HCM đến năm 2040, với mục tiêu trở thành đô thị sáng tạo, dẫn đầu kinh tế khu vực. Quy hoạch chia Thủ Đức thành 9 phân vùng chức năng,...