Lũy kế 9 tháng đầu năm nay, có 268 đợt phát hành riêng lẻ trị giá 250.396 tỷ đồng và 15 đợt phát hành ra công chúng trị giá 27.054 tỷ đồng. Như vậy, đã có gần 280.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp được huy động trong 9 tháng đầu năm 2024.
Lũy kế từ đầu năm đến nay, có 268 đợt phát hành riêng lẻ trị giá 250.396 tỷ đồng và 15 đợt phát hành ra công chúng trị giá 27.054 tỷ đồng.
VBMA cho biết, trong tháng 9, các doanh nghiệp đã mua lại 11.749 tỷ đồng trái phiếu trước hạn, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2023. Những tháng còn lại của năm 2024, ước tính sẽ có khoảng 79.858 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn, trong đó phần lớn là trái phiếu bất động sản với 35.137 tỷ đồng, tương đương 44%.
Về tình hình công bố thông tin bất thường, có 26 mã trái phiếu chậm trả lãi mới tổng giá trị 239,4 tỷ đồng và 2 mã trái phiếu chậm trả gốc trị giá 550,4 tỷ đồng.
Trên thị trường thứ cấp, tổng giá trị giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trong tháng 9 đạt 87.768 tỷ đồng, bình quân đạt 4.619 tỷ đồng/phiên, tăng 40,2% so với bình quân tháng 8.
Về kế hoạch phát hành sắp tới, HĐQT Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet đã thông qua phương án phát hành trái phiếu riêng lẻ trong quý III, quý IV với tổng giá trị tối đa 2.000 tỷ đồng, mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu. Đây là lô trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản đảm bảo.
Bên cạnh đó, HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư TDG Global cũng nhất trí phương án phát hành trái phiếu riêng lẻ trong quý III với tổng giá trị tối đa 100 tỷ đồng, mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu. Đây là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có tài sản đảm bảo.
Trái phiếu này có kỳ hạn 3 năm, lãi suất 2 kỳ đầu là 12,5%/năm, các kỳ sau có lãi suất tham chiếu trên 4,5%/năm.
Theo Vis Rating, thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu có sự phục hồi rõ rệt sau hai năm tăng trưởng chậm kèm theo tâm lý kém lạc quan của thị trường. Những thay đổi về các quy định trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang giúp định hình hành vi của các bên tham gia, hoàn thiện cấu trúc thị trường và thúc đẩy sự hồi phục của các đợt phát hành mới.
Kể từ sau giai đoạn khủng hoảng về thanh khoản và chậm trả gốc lãi tăng mạnh từ tháng 9/2022 - 6/2023, tâm lý thị trường tích cực hơn, chủ yếu nhờ các nghị định liên quan đến hoạt động giải quyết nợ xấu.
Từ tháng 3/2023, hơn 200 trái phiếu đã thực hiện kéo dài ngày đáo hạn, phần lớn gia hạn thêm khoảng 22 tháng, sau khi đạt được thỏa thuận với nhà đầu tư theo Nghị định 08/2023/NĐ-CP.
Nhiều tổ chức phát hành có mức vay nợ cao và sức khỏe tài chính yếu, gồm cả những doanh nghiệp mới thành lập mà không có hoạt động kinh doanh cốt lõi và dòng tiền kinh doanh hạn chế, liên quan đến các Dự án bất động sản, đã tránh được tình trạng chậm trả nhờ nghị định này.
Với tỷ lệ chậm trả trái phiếu giảm và tỷ lệ thu hồi chậm trả đang tăng lên, các tổ chức phát hành và nhà đầu tư đã lạc quan hơn và đang chủ động thích ứng với yêu cầu phát hành chặt chẽ hơn.
-
VietinBank chốt kế hoạch lãi trước thuế 26.300 tỷ đồng năm 2024
Ngày 9/10, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank, mã: CTG) đã công bố chính thức các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2024.








-
Thấy gì từ dòng vốn gần 13.000 tỷ từ trái phiếu đổ vào ngành bất động sản?
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tiếp tục sôi động trong tháng 6/2025 với tổng giá trị lên tới 86.953 tỷ đồng. Trong đó, ngành bất động sản chiếm với 12.922 tỷ đồng.
-
XD3 thay thế tài sản bảo đảm trái phiếu bằng 23 sổ đỏ dự án nhà ở An Sinh
Công ty TNHH Phát triển Kinh doanh Xây dựng 3 (XD3) vừa thông qua việc lấy ý kiến người sở hữu trái phiếu bằng văn bản, nhằm điều chỉnh tài sản bảo đảm cho lô trái phiếu XD3CH2328001 phát hành ngày 20/6/2023 – có tổng giá trị lên tới 2.250 tỷ đồng, l...
-
Chứng khoán Tiên Phong lên tiếng về vụ việc liên quan trái phiếu “hệ sinh thái” Bamboo Capital
Ngày 9/7/2025, CTCP Chứng khoán Tiên Phong (TPS, mã chứng khoán: ORS) đã công bố thông tin chính thức liên quan đến vụ án xảy ra tại CTCP Tập đoàn Bamboo Capital (BCG), trong đó có các gói trái phiếu do doanh nghiệp thuộc “hệ sinh thái” BCG phát hành...