Đó là một những giải pháp các doanh nghiệp du lịch đề xuất tới Chính phủ tại hội nghị toàn quốc về du lịch năm 2020 với chủ đề “Liên kết, hành động và phát triển” diễn ra sáng 28/11
Covid-19 thổi bay 23 tỉ USD của ngành du lịch
Tại hội nghị, ông Nguyễn Ngọc Thiện, Bộ trưởng Văn hóa Thể thao và Du lịch cho biết, từ đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng trực tiếp đến ngành du lịch thế giới nói chung và du lịch Việt Nam nói riêng.
“Năm 2020, dự báo lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giảm trên 80%, khách du lịch nội địa giảm 45%, ước tính tổng thiệt hại lên tới 23 tỉ USD”, Bộ trưởng cho biết.
Nhiều khách sạn phải đóng cửa, công suất sử dụng phòng có thời điểm chỉ đạt 10-15% do ảnh hưởng dịch Covid-19
Ông Nguyễn Văn Hùng, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch, cho biết đến hết tháng 11, lượng khách du lịch nội địa ước đạt 49 triệu lượt, giảm 37,6%. Trong khi đó lượng khách quốc tế đến Việt Nam cả năm nay ước đạt chỉ 3,7 triệu lượt, giảm 80% so với cùng kỳ năm 2019.
Bên cạnh đó, có khoảng 95% doanh nghiệp lữ hành quốc tế đã ngừng hoạt động, khoảng 40-60% lao động ngành du lịch bị mất việc làm hoặc cắt giảm ngày công. Nhiều khách sạn phải đóng cửa, công suất sử dụng phòng có thời điểm chỉ đạt 10-15%, tổng thu du lịch cả nước thiệt hại lên tới 530.000 tỉ đồng (tương đương 23 tỉ USD).
Theo ông Hùng, trong bối cảnh hiện nay, vấn đề đặt ra lúc này là nhanh chóng phục hồi và phát triển du lịch một cách an toàn, bền vững, thích ứng với bối cảnh và xu hướng mới.
Cần cơ chế phản ứng nhanh
Để giải quyết khó khăn, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch kiến nghị với Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương tiếp tục có chính sách hỗ trợ ngành du lịch và giúp doanh nghiệp du lịch vượt qua khó khăn trong bối cảnh dịch Covid-19.
Thứ hai, tăng cường đầu tư công cho phát triển du lịch, đặc biệt là đầu tư vào cơ sở hạ tầng du lịch như sân bay, cảng biển đón tàu du lịch cỡ lớn, tăng khả năng tiếp cận điểm đến du lịch; đầu tư vào các công trình văn hóa lớn, công viên sinh thái; đầu tư cho xúc tiến, quảng bá du lịch.
Thứ ba, giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng Đề án tổng thể về chuyển đổi số trong ngành du lịch đến năm 2030 phục vụ triển du lịch.
Tại diễn đàn, ông Võ Anh Tài, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist), đề xuất cần có cơ chế phối hợp liên ngành, liên vùng. Bởi vì dịch bệnh vẫn còn tiềm ẩn rủi ro, phải có kịch bản cụ thể để ứng phó kịp thời, phải kích hoạt ngay để đảm bảo an toàn sức khỏe cộng đồng, chống lây lan, tạo điều kiện cho du lịch phục hồi, phát triển.
Đại diện Saigontourist đề xuất cơ chế On-Off, tức tắt mở kịp thời trong mọi tình huống vì dịch bệnh có rủi ro cao.
“Chúng ta xác định sống chung với lũ, không thể chờ đến khi có vaccine mới đi du lịch. Cần lên kịch bản linh hoạt để ứng phó ngay với mọi vấn đề có thể xảy đến. Khi dịch bệnh kiểm soát được, ngành du lịch lập tức mở cửa trở lại”, ông Tài phát biểu.
Làm mới sản phẩm du lịch để kích cầu
Tại diễn đàn ông Dương Phú Nam, Tổng giám đốc Sun World Holding (Sun Group) cho biết Covid-19 đã thay đổi mọi thứ, trong đó các doanh nghiệp phải điều chỉnh chiến lược kinh doanh cho đến làm mới các sản phẩm du lịch.
Ông Nam đề xuất khuyến khích, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đưa ra các sản phẩm mới, phù hợp với xu thế, nhất là sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh, du lịch sinh thái.
Thứ hai là phát triển mô hình kinh tế ban đêm. Dẫn câu chuyện thành công từ trường hợpThái Lan, ông Nam cho rằng đây là giai đoạn phù hợp để đẩy mạnh việc phát triển mô hinh kinh tế đêm nhằm tăng trải nghiệm cho du khách cũng như tăng thời gian lưu trú và kích thi chi tiêu nhiều hơn.
Theo ông Nam, trước mắt nên phát triển mô hình này ở một số địa bàn như TP.HCM, Hà Nội, Phú Quốc, Đà Nẵng nhằm gia tăng các dịch vụ giải trí ẩm thực, các show nghệ thuật cho du khách...
Thứ ba, cần phát huy sức mạnh tập thể, tạo thành sóng lớn trong phục hồi thị trường du lịch. Tăng cường các khối liên minh phát triển du lịch gồm Chính phủ - địa phương và doanh nghiệp.
-
Thanh khoản bất động sản nghỉ dưỡng nhiều nơi gần như đóng băng
Trong báo cáo thị trường tháng 11, DKRA cho biết phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng và các vùng lân cận tiếp tục duy trì trạng thái ảm đạm.
-
Bao giờ bất động sản nghỉ dưỡng mới “tan băng”?
Mặc dù nguồn cung ghi nhận có tăng nhẹ nhưng thanh khoản thị trường vẫn ở mức thấp. Lượng giao dịch tập trung ở những sản phẩm có giá bán dưới 10 tỷ đồng/căn.
-
Thanh Hoá tăng vốn, dời tiến độ cho một khu thương mại, nghỉ dưỡng
UBND tỉnh Thanh Hóa mới đây đã có quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư Khu thương mại dịch vụ, nghỉ dưỡng Hoàng Tuấn tại phường Ninh Hải, thị xã Nghi Sơn.