Ảnh minh hoạ.
Trong báo cáo trước đó, KBVS cho biết, năm 2022, giá trị trái phiếu đáo hạn của các doanh nghiệp bất động sản là 123,4 nghìn tỷ đồng.
Như vậy, tính chung trong giai đoạn 2022-2024, tổng nợ đáo hạn trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản lên tới hơn 360 nghìn tỷ đồng.
Trong bối cảnh kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào lĩnh vực bất động sản và giám sát chặt chẽ hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp do rủi ro vi phạm phát hành và đấu giá quyền sử dụng đất, KBSV cho rằng các doanh nghiệp bất động sản sẽ khó khăn hơn trong việc huy động vốn trong vài quý tới, kết hợp với việc cần số tiền lớn nhằm phục vụ cho việc đáo hạn trong năm nay có thể làm gia tăng áp lực lên cân đối dòng tiền của các doanh nghiệp này và cả ngành bất động sản nói chung.
Dù vậy, KBSV đánh giá nhóm bất động sản niêm yết quy mô lớn hoàn toàn có khả năng trả nợ khi đến thời điểm đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp, dù cũng chịu áp lực chung của ngành bất động sản trong bối cảnh hiện tại. Còn đối với các doanh nghiệp bất động sản vừa và nhỏ sẽ cần thời gian để có các đánh giá chi tiết hơn.
Dù sẽ không xuất hiện các sự kiện đổ vỡ gây lan toả mạnh ở nhóm các doanh nghiệp bất động sản niêm yết vốn hoá lớn, tình hình hoạt động ở nhóm bất động sản niêm yết nói riêng và lĩnh vực bất động sản nói chung sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực trong 2 quý cuối năm khi dòng tiền vào lĩnh vực này bị siết chặt cả từ kênh phát hành trái phiếu và dòng vốn tín dụng.
Trong khi đó, dòng tiền đầu cơ một phần cũng bắt đầu quay trở lại hoạt động sản xuất kinh doanh khi nền kinh tế mở cửa trở lại, đặc biệt trong bối cảnh giá bất động sản nhiều khu vực đã ghi nhận mức tăng mạnh trong 2 năm trở lại đây
Trong kịch bản tiêu cực, KBVS chi ra rằng, nếu thị trường bất động sản diễn biến ảm đạm, việc đẩy mạnh bán hàng gặp khó khăn, không thu xếp được nguồn vốn đảo nợ dẫn đến gián đoạn vòng quay tiền, có thể gây ra hệ luỵ lan toả lên hoạt động của ngành ngân hàng khi hai ngành này có mối liên thông chặt chẽ với nhau.
Dù vậy, về tổng thể, các vấn đề sẽ tập trung cục bộ ở số ít doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ với sức khoẻ tài chính yếu kém và khó tạo nên sự đổ vỡ có tính chất lan toả mạnh, theo KBVS.
Ngành bất động sản đang đóng góp gần 8% GDP hàng năm, và có sức lan tỏa đến hơn 40 ngành quan trọng khác của nền kinh tế. Do đó, các hoạt động thanh tra, giám sát của các cơ quan chức năng là cần thiết nhằm ổn định, và giúp thị trường luôn có những bước điều tiết để có thể phát triển bền vững trong dài hạn.
Tương tự, FiinGroup đánh giá, thực tế năng lực tín dụng của doanh nghiệp bất động sản vẫn còn dư địa đáng kể.
Hệ số đòn bẩy và khả năng trả lãi vay của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết cơ bản vẫn đang ở ngưỡng thấp/an toàn. Tỷ lệ đòn bẩy Nợ/Vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết giảm cùng với chỉ số bao phủ lãi vay cho thấy khả năng vay và trả nợ của các doanh nghiệp này vẫn tương đối ổn định, tuy nhiên tình hình dịch bệnh và vấn đề pháp lý làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các dự án, qua đó khiến việc tiếp cận nguồn vốn từ các kênh gặp hạn chế.
Theo thông tin từ Bộ Tài chính, ngoại trừ trường hợp các trái phiếu doanh nghiệp bị hủy trong vụ Tân Hoàng Minh, các doanh nghiệp phát hành vẫn đang thanh toán đầy đủ gốc, lãi TPDN cho nhà đầu tư, dù vẫn tiềm ẩn rủi ro do khối lượng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn tập trung trong giai đoạn 2022 - 2024.
-
Doanh nghiệp từng phát hành trái phiếu lãi suất lên tới 20%/năm bị xử phạt
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Hồng Hoàng - doanh nghiệp từng phát hành lô trái phiếu có lãi suất lên tới 20%/năm.
-
Khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường trái phiếu Chính phủ
Bộ Tài chính cho biết, để phát triển các nhà đầu tư dài hạn trên thị trường trái phiếu Chính phủ, Chính phủ đã đổi mới chính sách đầu tư của Bảo hiểm Xã hội theo hướng chuyên nghiệp; ban hành chính sách về tổ chức, thành lập, hoạt động của quỹ hưu tr...
-
SHB chào bán 25 triệu trái phiếu để huy động 2.500 tỷ đồng
Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB, mã: SHB) ngày 12/12 thông báo kế hoạch chào bán 50 triệu trái phiếu ra công chúng trong năm 2024, chia thành hai đợt phát hành.
-
Vietinbank huy động 400 tỷ đồng sau 1 tháng phát hành trái phiếu
Thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank) vừa công bố kết quả chào bán trái phiếu riêng lẻ.