Xây dựng mô hình tăng trưởng
Ông nhận định như thế nào về tăng trưởng của các doanh nghiệp bất động sản trong tình hình Covid-19 hiện nay?
Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp ngành bất động sản đều bị ảnh hưởng khi sức mua giảm, mặc dù ngành bất động sản không phải là ngành khó nhất. Lợi thế của doanh nghiệp bất động sản là bán hàng cho khách trong nước là chủ yếu, nên có ảnh hưởng nhưng không nặng như những ngành hàng khác.
Có một điều tôi nhận thấy rằng, trước đây doanh nghiệp nào đã chuẩn bị một mô hình tăng trưởng rõ ràng thì doanh nghiệp đó có sức đề kháng cao. Doanh nhân nào điều hành doanh nghiệp nhẹ nhàng, không phải sa đà vào giải quyết sự vụ, có thời gian kiểm soát chiến lược thì doanh nghiệp đó rất ổn.
Như vậy có nghĩa là, khi Covid-19 đến các doanh nghiệp thiếu mô hình kinh doanh, không tạo sức mạnh tăng trưởng từ trước sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều so với doanh nghiệp có mô hình tăng trưởng.
Ông Nguyễn Thanh Tân, Chủ tịch Brain Group
Theo ông, những doanh nghiệp không có sức mạnh tăng trưởng thường thiếu những gì?
Thứ nhất, doanh nghiệp thiếu tầm nhìn dài hạn (5 năm) hay tầm nhìn còn chung chung, chưa được cụ thể hóa bằng các chỉ tiêu. Hoặc có tầm nhìn nhưng trong quá trình triển khai, doanh nghiệp lại không bám theo tầm nhìn.
Thứ hai, cơ cấu tổ chức chưa rõ ràng, còn chồng chéo.
Thứ ba, doanh nghiệp thiếu chiến lược cấp công ty và chiến lược chức năng. Trong đó, chiến lược cấp công ty phải thể hiện rõ mục tiêu của từng năm, còn chiến lược chức năng phải chỉ rõ trách nhiệm, mục tiêu của từng bộ phận.
Thứ tư, các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp chưa được phân tích sát với nhu cầu và sự thay đổi của thị trường.
Thứ năm, doanh nghiệp chưa sắp xếp đúng người, đúng việc.
Thứ sáu, hệ thống quản lý của doanh nghiệp chưa hoàn chỉnh, còn thiếu các công cụ vận hành.
Cuối cùng, doanh nghiệp chưa có văn hóa doanh nghiệp rõ nét.
Có thể nói, bảy vấn đề nêu trên đã và đang xảy ra ở nhiều doanh nghiệp, dù mức độ khác nhau. Đây cũng chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự lúng túng, hụt hơi của nhiều người điều hành. Hệ quả tất yếu là doanh nghiệp không đạt được mục tiêu về doanh số, tăng trưởng, lợi nhuận, sức cạnh tranh yếu.
Quản trị tạo sức mạnh
Vậy theo ông, doanh nghiệp có thể tạo ra sức mạnh tăng trưởng bằng cách nào?
Hiện nay trên thế giới có nhiều mô hình tạo sức mạnh tăng trưởng, trong đó BrainBOS là mô hình được chúng tôi khai thác và tư vấn cho các doanh nghiệp tại Việt Nam.
BrainBOS (Brain Business Operating System) là mô hình quản trị tạo sức mạnh tăng trưởng với 7 yếu tố then chốt, gồm tầm nhìn, cấu trúc, sản phẩm, con người, hệ thống, thực thi, văn hóa.
Tầm nhìn được ví như mái nhà, văn hóa chính là nền móng. Nhà muốn vững phải có các trụ đỡ. Cấu trúc, sản phẩm, con người, hệ thống, thực thi chính là 5 trụ đỡ kiên cố tạo nên ngôi nhà quản trị phát triển bền vững cho bất kỳ doanh nghiệp nào.
Nếu kiến tạo thành công ngôi nhà này thì lãnh đạo doanh nghiệp đã có hệ thống điều hành kinh doanh mạnh mẽ và bền vững, kết nối vận hành và kiểm soát toàn công ty.
Ngoài ra chúng tôi cũng có những buổi hỗ trợ không tính phí cho những doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng bởi Covid – 19 để họ tự tin đứng dậy.
Mô hình quản trị BrainBOS
Để xây hệ thống điều hành kinh doanh theo mô hình BrainBOS thì phải bắt đầu từ đâu, thưa ông?
Bắt đầu từ việc xây dựng trụ tầm nhìn, gồm sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, triết lý kinh doanh, mục tiêu 5 năm.
Khi “bảng Vision” (bảng tầm nhìn) được lập thì những buổi họp giao ban hàng quý của công ty là xem xét tầm nhìn, chứ không phải đi giải quyết sự vụ như các giám đốc doanh nghiệp đang làm.
Sau tầm nhìn là xây dựng trụ cấu trúc, tức rà soát - hoàn thiện cơ cấu tổ chức, chức năng - nhiệm vụ của từng bộ phận chức năng, định biên nhân sự, mô tả công việc của từng vị trí chức danh. Công việc này có thể hiểu là quá trình tái cấu trúc một doanh nghiệp.
Trụ sản phẩm với 8 bước khép kín, từ việc xây dựng quy trình phát triển sản phẩm, nghiên cứu thị trường, phân khúc khách hàng, định vị thương hiệu, phát triển sản phẩm, định giá sản phẩm, chiến lược phân phối đến chiến lược truyền thông.
Với trụ con người, cái khó nhất vẫn là tuyển đúng người, giao đúng việc. Để làm được như vậy phải xây dựng hệ thống đánh giá năng lực.
Tiếp theo là việc hoàn thiện trụ hệ thống với hàng loạt công cụ như KPI, Lương 3P, AOP… rồi xây dựng bộ máy thực thi- kiểm soát và cuối cùng là xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
Theo ông, điều gì dễ thất bại khi các doanh nghiệp xây dựng mô hình BrainBOS?
Điểm yếu của các doanh nghiệp là việc thực thi và kiểm soát. Đây là điều kiện tiên quyết đảm bảo sự thành công khi triển khai mô hình BrainBOS.
Ai cũng hiểu xây thì dễ, thực thi và kiểm soát mới khó. Việc thực thi phải đảm bảo tốc độ, càng nhanh càng chất lượng thì càng hiệu quả. Muốn vậy, phải có hệ thống kiểm soát định kỳ và đột xuất. Kiểm soát cả 3 thứ: kiểm soát tuân thủ, kiểm soát quá trình và kiểm soát kết quả.
Cảm ơn những chia sẻ của ông!
-
Hai chữ Tâm và Tầm trong marketing bất động sản
CafeLand - Sự biến động không ngừng của thị trường bất động sản hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố tác động trực tiếp đến hành vi của những người trong cuộc. Trong đó, marketing được ví như “xương sống”, là yếu tố sống còn quyết định sự phát triển của một dự án bất động sản.