Chủ tịch UBND xã Nguyễn Thị Hoàng
Oanh cho biết, để nâng cao thu nhập người dân, xã phối hợp các nơi để
giới thiệu việc làm cho thanh niên vào các KCN này. Nhờ đó, lao động
nông nghiệp ở xã chỉ còn 414 người trong tổng số 6.933 người trong tuổi
lao động. Xã còn hỗ trợ tập huấn nghề cho người dân làm thêm các nghề
phụ, góp phần tăng thu nhập cho hộ gia đình nghèo như may gia công, se
nhang, kết cườm…; ngoài ra còn có các lớp bồi dưỡng kiến thức trồng lan,
rau mầm, chăn nuôi. Những lao động trung niên chuyển từ trồng lúa sang
chăn nuôi, bao đê để nuôi cá. Thu nhập bình quân đã đạt 21,5 triệu
đồng/người/năm (mục tiêu là 22,5 triệu đồng/người/năm).
Vì vậy, tiêu chí về xóa hết hộ nghèo của xã dự kiến cuối năm 2011 sẽ hoàn thành. Theo bà Oanh, chính sự chuyển dịch lao động này góp phần lớn vào việc thay đổi đời sống vật chất của đại bộ phận người dân.
Nhưng điều băn khoăn ở đây là
tính chất một xã đô thị hóa quá nhanh. Xã có 12 đồ án quy hoạch chi tiết
được phê duyệt với 554ha đất, chủ yếu xây dựng nhà ở với khoảng 60.000
người dân đô thị. Về giao thông, có 22 công trình giao thông, có đến 21
tuyến hẻm phải mở rộng.
Khi Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND
TPHCM đi thực tế những tuyến đường được mở rộng, người dân tại chỗ phấn
khởi, nhưng đoàn khảo sát không khỏi e ngại, tương lai không xa, khu vực
này sẽ đông đúc dân cư đô thị và trở nên lạc hậu. Tuyến hẻm vừa mới mở
rộng nay không còn phù hợp, bởi quá nhỏ (hơn 3m) so với một khu dân cư
vùng đô thị.
Nên chăng những con hẻm cần được mở rộng hơn để khi là khu đô thị không phải một lần nữa phải giải tỏa!