Hiện nay, giá trị vật liệu xây dựng thường thường chiếm 60-70% trong cơ cấu giá thành công trình xây dựng vì vậy chất lượng, giá thành VLXD quyết định rất lớn đến chất lượng và giá thành xây dựng công trình.
Những năm qua, ngành sản xuất VLXD đã phát triển mạnh về số lượng, chất lượng và chủng loại, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị và nhà ở.
Phát triển vật liệu xây dựng xanh, thân thiện môi trường là xu hướng tất yếu
Các giải pháp, xu hướng công nghệ mới từ ngành VLXD rất nhiều và đa dạng. Từ đổi mới các vật liệu truyền thống và cải thiện các tính năng sẵn có, đến việc tạo ra các tổ hợp vật liệu mới có thêm nhiều tính năng, cho đến các vật liệu mới và tính năng hoàn toàn mới.
Trong Hội thảo “Xu hướng công nghệ - vật liệu trong công trình xây dựng” mới đây đã giới thiệu những xu hướng công nghệ VLXD mới, ứng dụng trong kiến trúc và công trình xây dựng. Bên cạnh đó, nhiều loại VLXD và hoàn thiện tiên tiến đã được đưa ra thị trường hoặc đang tiếp cận thị trường.
Để đáp ứng yêu cầu của ngành xây dựng, việc phát triển các loại VLXD thông minh, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường là xu thế và mục tiêu hướng tới của ngành công nghiệp sản xuất VLXD.
Trong đó, ứng dụng khoa học công nghệ và thiết bị hiện đại có vai trò quan trọng trong sản xuất các loại sản phẩm VLXD có chất lượng tốt, tiêu tốn ít năng lượng, nguyên liệu, nhiên liệu và đáp ứng nhu cầu sản xuất xanh.
Để đáp ứng các tiêu chí được định hướng trong Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam, việc lựa chọn công nghệ sản xuất đối với một số chủng loại sản phẩm vật liệu xây dựng sẽ theo hướng sau:
- Sản xuất xi măng: Các dây chuyền công suất lớn trên 5.000 tấn/ngày; có hệ thống calciner, sử dụng thiết bị nghiền đứng con lăn thay cho nghiền bi, có hệ thống tận dụng nhiệt thừa khí thải để phát điện; các chỉ tiêu tiêu thụ năng lượng và phát thải thấp.
- Sản xuất gạch ốp lát: Các dây chuyền công suất lớn, linh hoạt trong thay đổi mẫu mã sản phẩm. Các chỉ tiêu tiêu hao nhiên liệu, năng lượng thấp.
- Sản xuất đá ốp lát tự nhiên: Công nghệ khoan, nêm tách, cắt dây kim cương và cưa đĩa, hạn chế tối đa khoan nổ mìn;
- Sản xuất đá ốp lát nhân tạo: Xu hướng lựa chọn công nghệ là sản xuất sản phẩm khổ lớn, mức độ tự động hóa cao, sử dụng hệ thống ép, hút chân không để sản phẩm đạt mật độ cao; ứng dụng tối đa công nghệ thông tin tạo mẫu sản phẩm có tính thẩm mỹ cao.
- Sản xuất sứ vệ sinh: Dây chuyền được đầu tư áp dụng công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, nhiều dây chuyền được trang bị mức độ cơ giới hóa, tự động hóa cao. Khả năng thay đổi mẫu mã linh hoạt, sử dụng khuôn đúc rót thế hệ mới quay vòng nhiều lần; sản xuất với mức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu và mức phát thải ra môi trường thấp.
- Sản xuất kính xây dựng: Công nghệ kính nổi sản xuất các sản phẩm khổ lớn; kính cường lực, kính an toàn, kính tiết kiệm năng lượng (kính Low-E, Solar control có hệ số truyền nhiệt U-Value, độ truyền tia UV, hệ số hấp thụ năng lượng mặt trời SHGC thấp). Hướng đến quá trình sản xuất với các chỉ tiêu tiêu thụ năng lượng và phát thải thấp.
- Sản xuất gạch đất sét nung: Dây chuyền sản xuất có năng suất cao, có khả năng tận dụng nguyên liệu, nhiên liệu chất lượng thấp như đất đồi, phế thải từ các ngành khác.
- Sản xuất vật liệu xây không nung: Dây chuyền sản xuất tấm lớn, sản xuất với năng suất cao, chất lượng ổn định phù hợp với công nghệ thi công nhanh tại công trình; công nghệ cho phép tận dụng tối đa tro, xỉ nhiệt điện và các chất thải rắn thông thường khác trong thành phần sản phẩm.
- Sản xuất cát nhân tạo: Các dây chuyền sử dụng thiết bị nghiền sàng công suất lớn, hiệu quả, có khả năng thay đổi nguyên liệu với mức độ biến đổi về độ cứng rộng, có hệ thống tuần hoàn nước, chi phí sử dụng năng lượng thấp, phát thải bụi thấp.
- Sản xuất cấu kiện bê tông: Đối với bê tông thi công tại chỗ, việc lựa chọn công nghệ bê tông phù hợp với công trình. Với các kết cấu sàn vượt nhịp lớn sử dụng công nghệ sàn bê tông rỗng 3D. Đối với công tác sửa chữa, gia cường kết cấu, sử dụng các công nghệ bê tông đặc biệt như bê tông tự chảy (SCC), bê tông cốt sợi phân tán, bê tông tính năng cao (HPC) và siêu cao (UHPC).
Để phát triển VLXD xanh, Nhà nước cần có biện pháp hành chính cần thiết được quy định trong văn bản pháp luật, ít nhất là trong nghị định, để thúc đẩy sử dụng VLXD thân thiện; gắn trách nhiệm cho các địa phương, kiểm tra, khen thưởng địa phương làm tốt, phê bình địa phương thực hiện chưa tốt.
-
Top 10 vật liệu xây dựng mới nhất tại thị trường Việt Nam
Sự phát triển của khoa học công nghệ đã cho ra đời nhiều loại vật liệu mới, không chỉ giúp tiết kiệm chi phí, thân thiện với môi trường, mà còn mang lại kết cấu xây dựng bền vững hơn.
-
Máy biến áp 500kV “made in Vietnam” có công suất lớn nhất chính thức xuất xưởng
Lần đầu tiên một doanh nghiệp trong nước làm chủ công tác thiết kế, chế tạo thành công máy biến áp 500kV có công suất lớn nhất trên lưới điện truyền tải quốc gia.
-
Tìm ra loại vật liệu mới có thể giúp con người tàng hình
Vật liệu tàng hình do các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc phát triển sử dụng thay đổi phân tử để hòa lẫn hoàn hảo vào môi trường. Loại vật liệu này phù hợp cho ứng dụng quân sự và kiến trúc.
-
Tạo ra vật liệu mới cho pin mặt trời bằng AI
Các nhà khoa học cho rằng, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể tìm ra vật liệu tối ưu cho pin mặt trời từ việc kết hợp silicon với một vật liệu khác.