Khi ông Thân lên bộ phận một cửa của UBND để nộp hồ sơ thì cán bộ không tiếp nhận với lý do, căn cứ điểm b khoản 2 Điều 220 Luật Đất đai năm 2024, nếu chuyển mục đích 1 phần diện tích thì phải tách thửa phần diện tích chuyển mục đích, diện tích còn lại không chuyển mục đích thì phải đủ diện tích tối thiểu theo quy định, hoặc là ông phải chuyển mục đích hết 200 m2 thì mới tiếp nhận hồ sơ. Tuy nhiên ông Thân chỉ có nhu cầu chuyển mục đích 100 m2 để xây nhà.
Ông Thân hỏi, cán bộ tiếp nhận hồ sơ giải thích như vậy có đúng không?
Bộ Nông nghiệp và Môi trường trả lời vấn đề này như sau:
Tại khoản 4 Điều 220 Luật Đất đai quy định:
"4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, quy định khác của pháp luật có liên quan và phong tục, tập quán tại địa phương để quy định cụ thể điều kiện, diện tích tối thiểu của việc tách thửa đất, hợp thửa đất đối với từng loại đất".
Xin cung cấp thông tin để ông được biết, nghiên cứu, tìm hiểu quy định cụ thể của địa phương về điều kiện, diện tích tối thiểu của việc tách thửa đất, hợp thửa đất đối với từng loại đất và liên hệ với cơ quan có thẩm quyền tại địa phương để giải quyết theo quy định.
-
Đất không có lối đi có được phép tách thửa?
Để được tách thửa đất phải đáp ứng các điều kiện như diện tích tối thiểu, không thuộc các trường hợp không được tách thửa theo quy định của địa phương. Vậy, nếu đất không có lối đi thì có được phép tách thửa đất?
-
Xác định lại diện tích đất ở khi tách thửa thế nào?
Gia đình tôi có thửa đất được hình thành trước ngày 18/12/1980, đã được cấp sổ đỏ ngày 26/10/2000, diện tích 1.526 m2, đất chữ T, thời hạn sử dụng lâu dài.
-
Quy định mới nhất về diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất tại Thái Nguyên
Từ ngày 30/10/2024, các quy định về điều kiện, diện tích tách tối thiểu được phép tách thửa đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẽ thực hiện theo Quyết định 43/2024/QĐ-UBND.







