15/12/2019 10:20 AM
Trong khoảng 30 năm phát triển thị trường bất động sản gần đây, chính phủ Trung Quốc lần đầu tiên mới đưa ra biện pháp hạn chế giá bất động sản từ trước khi nó được hình thành.

Ảnh: Bloomberg

Ngay cả Trung Quốc cũng chẳng thể nào giải quyết được cuộc khủng hoảng bất động sản của mình.

Khi Bắc Kinh đưa ra biện pháp áp giá trần với khoảng 2/3 lượng căn hộ vào cuối năm 2016 như một phần trong nỗ lực giúp mang đến cơ hội mua nhà cho tầng lớp trung lưu, rất nhiều căn hộ giá rẻ đã bắt đầu xuất hiện tại khu vực ngoại ô của thành phố. 3 năm sau đó, những căn hộ này vẫn bị bỏ trống bởi nó chẳng gần với bất kỳ tiện ích nào.

Giới chức thành phố Bắc Kinh giờ đây phải đương đầu với một thực tế phũ phàng. Trước đây họ đã đưa ra các biện pháp kiềm chế tăng trưởng trên thị trường bất động sản vốn đã đẩy giá lên thêm 30% trong khoảng thời gian 12 tháng tính đến tháng 9/2016 với mong muốn mang đến cơ hội mua nhà cho nhiều người, nhưng rồi họ không làm được cái họ muốn.

Từ đó đến nay, khoảng 60% các suất đất giao cho các công ty bất động sản tại Bắc Kinh đều có đi kèm điều kiện. Các căn hộ này sau khi được hoàn thành không được bán trên một ngưỡng giá nhất định và 70% các căn hộ cần phải có diện tích nhỏ hơn 90 mét vuông. Người mua cũng bị cấm chuyển nhượng bất động sản trong vòng 8 năm. Rất ít nhà hoạch định chính sách kinh tế toàn cầu có đủ công cụ để đưa ra quyết định cứng rắn đến như vậy.

Khi mà chính quyền nhiều thành phố lớn trên thế giới, từ Sydney cho đến Singapore, Berlin cho đến New York chật vật trong việc kiểm soát giá nhà đất, đặc biệt loại bất động sản dành cho người thu nhập thấp hoặc thu nhập trung bình, rất nhiều biện pháp thử nghiệm đã được đưa ra. Chính phủ nhiều nước đã áp thuế bổ sung với nhiều người mua từ nước ngoài, kiểm soát giá thuê nhà hoặc kiểm soát hoạt động thuê nhà nhằm bảo vệ người đi thuê nhà và ngăn giá tăng quá cao.

Chính phủ Trung Quốc, ngược lại, có nhiều biện pháp để áp dụng. Trong khoảng 30 năm phát triển thị trường bất động sản gần đây, chính phủ Trung Quốc lần đầu tiên mới đưa ra biện pháp hạn chế giá cả, đó là khi các nhà hoạch định chính sách lần đầu tiên cố gắng kiểm soát giá cả của bất động sản thậm chí trước khi nó được hoàn thành.

Cuối năm 2016, giá nhà ở Bắc Kinh đắt ngang với New Jersey, Mỹ. Và rồi người ta tung ra hàng loạt giá giá rẻ mới với hy vọng sẽ bán chạy rồi giúp thêm nhiều người được sở hữu nhà.

Khi những căn hộ đầu tiên được tung ra thị trường vào giữa năm 2018, một số chủ dự án còn không thèm chào bán căn hộ, không thèm dựng căn hộ mẫu bởi họ tin rằng nhu cầu sẽ cao. Thế nhưng cuối cùng họ đã nhầm.

Ban đầu, thị trường đã có sự hào hứng nhất định. Thế nhưng rồi sau đó người ta chỉ trích thậm tệ chất lượng của những căn hộ kiểu này, nhiều căn hộ khi bàn giao vẫn còn sơ sài, không được lát gạch và thậm chí còn không hoàn thiện về điện nước.

Phần lớn ở ngoại ô Bắc Kinh, tuyến metro gần nhất cũng cách đó đến 1,9km, điều này thực sự quá khó với những gia đình trẻ vốn sống nhờ vào giao thông công cộng.

Theo chương trình này, 51 nghìn căn hộ đã được tung ra thị trường, đến giữa tháng 12/2019, mới có 46% được bán.

Chương trình được triển khai tại cả Thâm Quyến, Hàng Châu. Và tình trạng tương tự cũng xảy ra.

Trung Mến (BizLIVE)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.