Theo đó, phạm vi nghiên cứu điều chỉnh chương trình phát triển đô thị tỉnh Bình Định đến năm 2035 bao gồm toàn bộ ranh giới quản lý hành chính của tỉnh Bình Định với tổng diện tích tự nhiên là 6.050 km2.
Mục tiêu của việc lập điều chỉnh chương trình phát triển đô thị tỉnh Bình Định đến năm 2035 nhằm xây dựng các nhiệm vụ, giải pháp, chương trình, đề án, dự án nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển đô thị theo từng giai đoạn theo quy hoạch tỉnh, quy hoạch chung đô thị đã được phê duyệt.
Đồng thời lồng ghép, gắn kết các mục tiêu phát triển đô thị tăng trưởng xanh, đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh đó, xây dựng danh mục, lộ trình và kế hoạch thực hiện phân loại đô thị, thành lập, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính đô thị để thực hiện phương án phát triển hệ thống đô thị tỉnh theo từng giai đoạn 05 năm và 10 năm,…
Việc lập điều chỉnh chương trình phát triển đô thị tỉnh Bình Định đến năm 2035 còn nhằm xác định các danh mục dự án ưu tiên đầu tư, hệ thống hạ tầng kết nối hệ thống đô thị và của tỉnh với vùng.
UBND tỉnh Bình Định giao Sở Xây dựng chủ trì tổ chức lập, thẩm định và trình phê duyệt điều chỉnh chương trình phát triển đô thị tỉnh Bình Định đến năm 2035 theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
Sở Tài chính chủ trì, thẩm định dự toán chi phí tổ chức lập điều chỉnh chương trình phát triển đô thị tỉnh Bình Định đến năm 2035, báo cáo đề xuất UBND tỉnh. Sở Xây dựng chịu trách nhiệm gửi dự toán chi phí cho Sở Tài chính để thực hiện theo quy định.
Các sở, ban, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp thực hiện thẩm định điều chỉnh chương trình phát triển đô thị tỉnh Bình Định đến năm 2035 theo quy định của pháp luật.
Đến năm 2030, Bình Định có 21 đô thị
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo quy hoạch được duyệt, đến năm 2030, toàn tỉnh Bình Định có 21 đô thị.
Trong đó, có 01 đô thị loại I (thành phố Quy Nhơn); 02 đô thị loại III (thành phố An Nhơn, thành phố Hoài Nhơn); 03 đô thị loại IV (thị xã Tây Sơn, thị xã Tuy Phước, thị trấn Cát Tiến); 15 đô thị loại V (thị trấn Vĩnh Thạnh, Vân Canh, An Lão, Tăng Bạt Hổ, Phù Mỹ, Bình Dương, Ngô Mây, An Hòa, Mỹ Chánh, Cát Khánh, Canh Vinh, Mỹ Thành, Mỹ An, Cát Hanh, Ân Tường Tây).
Quy hoạch định hướng thành phố Quy Nhơn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật tỉnh Bình Định; là trung tâm kinh tế biển của quốc gia, trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ của vùng.
Phát triển, mở rộng thành phố Quy Nhơn về phía Đông Bắc, lấy đầm Thị Nại là trung tâm; quy hoạch xây dựng Trung tâm hành chính mới của tỉnh tại Khu Kinh tế Nhơn Hội trên cơ sở chuyển đổi đất công nghiệp sang đất đô thị, dịch vụ; đầu tư xây dựng hệ thống giao thông xung quanh đầm Thị Nại để phát triển hạ tầng đô thị, dịch vụ và các dự án phát triển kinh tế - xã hội.
Thành phố An Nhơn là đô thị phát triển kinh tế - xã hội vùng phía Nam tỉnh Bình Định. Đây là một trong những trung tâm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội thành phố Quy Nhơn và ngược lại, có các chức năng sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ và đầu mối giao thông đa năng.
Thành phố Hoài Nhơn là vùng có tầm quan trọng trong bảo vệ cảnh quan, môi trường, sự phát triển bền vững tại địa phương; là vùng phát triển đô thị mới gắn liền với phát triển công nghiệp hiện đại gắn với động lực mới phía Bắc của tỉnh Bình Định; là khu vực có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế biển, gắn liền với du lịch dịch vụ.
Thị xã Tây Sơn là cửa ngõ giao thương phía Tây của tỉnh Bình Định trên tuyến hành lang kinh tế Quốc lộ 19 với vùng Tây Nguyên; là đô thị du lịch - thương mại dịch vụ công nghiệp; là trung tâm du lịch lịch sử văn hóa Tây Sơn của vùng và quốc gia.
Thị trấn Ngô Mây là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội huyện Phù Cát; là trung tâm dịch vụ vận tải hàng không đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng.
Quy hoạch, xây dựng thị trấn Ngô Mây và vùng phụ cận phát triển thành đô thị sân bay nhằm khai thác triệt để lợi thế của sân bay Phù Cát khi được đầu tư nâng cấp, gắn với thu hút đầu tư phát triển công nghiệp sản xuất, lắp ráp điện, điện tử và công nghiệp nhẹ.
-
Gần 10.000 tỉ đồng đầu tư dự án hạ tầng giao thông ở Bình Định
Trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025, Bộ Giao thông Vận tải đã cân đối khoảng 9.711 tỉ đồng để đầu tư nhiều dự án hạ tầng giao thông quan trọng trên địa bàn tỉnh Bình Định.
-
Bình Định đấu giá tìm nhà đầu tư dự án Khu đô thị Tây Nam xã Nhơn Lý
Ngày 25/4 tới đây, tại Hội trường Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản (số 37 đường Phan Đình Phùng, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) sẽ diễn ra buổi đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án Khu đô thị Tây Nam xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn.
-
Hé lộ vị trí 19 khu đất sẽ được Bình Định đấu giá làm khu đô thị, nhà ở xã hội
Trong danh sách 19 khu đất sẽ được tỉnh Bình Định tổ chức đấu giá có 6 lô dùng để xây dựng nhà ở xã hội, 13 lô còn lại sẽ phát triển các khu đô thị mới.
-
Dự án khu dân cư hơn 2.300 tỷ đồng của Công ty Phát Đạt tại Bình Định có diễn biến mới
UBND tỉnh Bình Định vừa phát đi Công văn số 9009/UBND-KT truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định về các nội dung liên quan đến dự án Khu dân cư kết hợp chỉnh trang đô thị Bắc Hà Thanh, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước....
-
Chỉ đạo mới của tỉnh Bình Định liên quan đến việc triển khai dự án Khu công nghiệp – Đô thị Becamex A quy mô 1.425 ha
UBND tỉnh Bình Định vừa phát đi Thông báo số 467/TB-UBND truyền đạt ý kiến kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tự Công Hoàng về công tác giải phóng mặt bằng dự án Khu công nghiệp – Đô thị Becamex A (Phân khu 7), Khu kinh tế Nhơn Hội....