Việt Nam hiện có 902 đô thị với tốc ngang tầm Châu Á - Ảnh minh hoạ.
Hiện kinh tế đô thị đóng góp khoảng 70% GDP của cả nước. Với tốc độ đô thị hóa như hiện tại, Việt Nam đang đối mặt với bài toán tìm kiếm động lực phát triển mới trong bối cảnh kinh tế, công nghệ và xã hội biến động không ngừng.
Hiện nay, 48/63 tỉnh, thành phố tại Việt Nam đã triển khai các đề án xây dựng thành phố thông minh. Các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng đã đạt nhiều thành tựu đáng kể trong việc ứng dụng công nghệ vào quản lý và vận hành đô thị. Đặc biệt, Hà Nội đang triển khai đề án "Xây dựng thành phố thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" với ba lĩnh vực trọng tâm: Giao thông đô thị; Bảo tồn và phát triển di sản, văn hóa, du lịch và Bảo vệ môi trường nước, không khí.
Bên cạnh đó, Hà Nội dự kiến khai trương Trung tâm Dữ liệu tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc vào ngày 6/12. Đây là trung tâm dữ liệu đầu tiên của Việt Nam áp dụng mô hình hợp tác công tư và sử dụng dịch vụ điện toán đám mây, tối ưu hóa chi phí và hiệu quả vận hành.
Các chuyên gia tại hội nghị cũng nhận định để giải quyết bài toán phát triển đô thị bền vững, Việt Nam cần tập trung vào ba yếu tố cốt lõi.
Trong đó, kinh tế số được xác định là yếu tố cốt lõi, yêu cầu thúc đẩy chuyển đổi số trong các ngành kinh tế truyền thống.
Tiếp đó là kinh tế xanh, tập trung vào phát triển bền vững, gắn kết môi trường và văn hóa.
Cuối cùng là công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ bán dẫn và công nghệ automotive đang tạo ra sức hấp dẫn lớn cho ngành công nghiệp Việt Nam.
Những yếu tố này được kỳ vọng sẽ là nền tảng quan trọng để các đô thị tại Việt Nam phát triển thông minh, hiện đại.
Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2024 là môi trường hợp tác, xúc tiến quan hệ hợp tác ở nhiều cấp độ, mở ra cơ hội kết nối tốt giữa các doanh nghiệp với Nhà nước hay các doanh nghiệp trong nước với các tổ chức quốc tế. Đồng thời, Hội nghị còn là môi trường trao đổi và phổ cập kiến thức, thúc đẩy phát triển thành phố thông minh, sẵn sàng đóng góp cho sự phát triển đột phát của chính phủ số, kinh tế số, xã hội số tại Việt Nam.
-
Hé lộ định hướng phát triển đô thị thị xã An Nhơn tại tỉnh Bình Định
UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 4039/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh Chương trình phát triển đô thị thị xã An Nhơn đến năm 2045.
-
Quy hoạch khu đô thị 17.000 dân cạnh sân bay quan trọng bậc nhất Tây Nguyên
UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành quyết định phê duyệt Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng khu đô thị CK 54 tại xã Trà Đa, thành phố Pleiku. Đây là dự án quy hoạch có quy mô 240 ha, hướng tới mục tiêu xây dựng một khu đô thị sinh thái hiện đại, đáp ứng nhu cầu sống và phát triển kinh tế bền vững cho khu vực.






-
Hà Nội giao thêm gần 7 ha đất cho khu đô thị Tây Hồ Tây
TP. Hà Nội vừa bàn giao thêm gần 7 ha đất cho chủ đầu tư khu đô thị Tây Hồ Tây (Starlake) – một trong những dự án có giá bán cao bậc nhất Thủ đô hiện nay.
-
Cận cảnh dự án gần 3.000 tỷ giữa "đất vàng" sau hơn một thập kỷ chờ đợi vẫn chưa thể về đích
Sau hơn một thập kỷ kể từ khi được chấp thuận chủ trương đầu tư, Jade Square (tên cũ: The Jade Orchid Cổ Nhuế) vẫn là những khối nhà dang dở, công trường ngổn ngang và tương lai chưa rõ ngày “lên hình”....
-
Vì sao “ông lớn” nhà ở xã hội HUD thoái vốn khỏi 4 doanh nghiệp một lúc?
Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị (HUD) – cái tên quen thuộc trong lĩnh vực nhà ở xã hội – đang bước vào đợt thoái vốn lớn khi đồng loạt đấu giá cổ phần tại 4 công ty ngoài ngành, với tổng giá trị khởi điểm ước tính vượt 110 tỷ đồng....