Bước đi này là một phần của kế hoạch mở rộng ở Đông Nam Á trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, lĩnh vực mà họ cho rằng, có rủi ro thấp nhưng lại có tiềm năng tăng trưởng cao.
Đây là một trong rất nhiều thương vụ M&A mà các doanh nghiệp nước ngoài âm thầm rót vốn mua lại hàng loạt dự án năng lượng tái tạo của các công ty Việt Nam chỉ trong vòng vài năm trở lại.
Xu hướng của tương lai
Trong thời gian vừa qua, hình ảnh nhiều dự án điện mặt trời chậm tiến độ, dở dang do chủ đầu tư thiếu năng lực, cùng với những lo ngại về việc xử lý pin điện mặt trời khiến không ít người lo ngại về tác động tiêu cực của các dự án điện mặt trời.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia và một số chủ đầu tư, việc xử lý pin điện mặt trời là không quá đáng lo.
Cụ thể, theo SolarTech (USA), tuổi thọ các panel PV kéo dài 20 - 30 năm, có những panel pin mặt trời từ những năm 1970, 1980 hiện vẫn còn đang được sử dụng tốt. Nhiều cơ quan kiểm soát ở các bang và liên bang Mỹ đã cho tiến hành thí nghiệm để kiểm tra tính nguy hại đến môi trường, nhưng phần lớn các sản phẩm đều vượt qua các test này và các cơ quan này không đưa pin mặt trời PV vào diện kiểm soát chất thải nguy hại.
Cũng theo SolarTech, ở Mỹ, đối với các panel mặt trời không sử dụng (do hết hạn, hỏng hóc...) có thể được dùng làm vật liệu đầu vào sản xuất pin mặt trời mới, hoặc cho các mục đích khác thân thiện với môi trường. Tất cả các vật liệu hình thành nên panel mặt trời đều được thu hồi và tái sử dụng.
Như vậy, vấn đề về xử lý các tấm pin điện mặt trời không quá đáng lo ngại, trong khi việc phát triển, sử dụng năng lượng tái tạo, thay thế cho thủy điện, nhiệt điện than, những nguồn năng lượng tác động xấu và gây ô nhiễm môi trường đã được nhiều nước trên thế giới thực hiện từ lâu và trở thành xu hướng tất yếu hiện nay.
Dù muốn hay không, cũng phải thừa nhận, sự ra đời của năng lượng tái tạo là bước tiến vượt bậc của công nghệ và khoa học kỹ thuật, là sự tiên phong của số ít doanh nghiệp nội địa khai thác kho báu nắng. Điện từ nguồn tài nguyên này sẽ là giải pháp tốt nhất để không còn phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch, giảm khí thải nhà kính, đồng thời đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Từ đà giảm dần và tiến đến triệt tiêu nạn phá rừng xây thủy điện, xóa bỏ nạn đào tung vỉa than đá chỉ dành “đốt” cho nhiệt điện. Trong khi đó, nguồn nắng Trời ban hoàn toàn 0 đồng, thân thiện với môi trường và là “áo giáp” đối với cuộc sống của con người.
Nhưng cần nhà đầu tư chân chính
Trong những năm qua, với sự hấp dẫn của lĩnh vực năng lượng tái tạo, nhiều doanh nghiệp trong nước đã đổ xô xin làm dự án điện mặt trời. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, nhiều doanh nghiệp yếu năng lực đã không thể triển khai dự án, để dự bị treo hàng năm trời, nhiều dự án triển khai dở dang, gây phản cảm và lãng phí lớn. Không ít doanh nghiệp đã phải chuyển nhượng lại dự án cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Có nhiều cách giải thích cho hoạt động M&A dự án năng lượng tái tạo giữa doanh nghiệp nội và doanh nghiệp ngoại. Một mặt do một số doanh nghiệp trong nước có năng lực (tài chính + quản trị điều hành) còn yếu và thiếu để vận hành dự án mang tính dài hơi như dự án điện mặt trời hay dự án điện gió.
Đây cũng là câu chuyện bình thường trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới, môi trường đầu tư và kinh doanh của Việt Nam ngày càng cải thiện thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư kinh doanh, trong đó có linh vực năng lượng, nhất là lĩnh vực hấp dẫn, có tỷ suất lợi nhuận cao như năng lượng mặt trời.
Phải thừa nhận rằng, các thương vụ M&A này sẽ kích hoạt các dự án vốn ngủ đông, mang lại hiệu quả cả về kinh tế lẫn sắc màu cho chính sách kêu gọi đầu tư của Việt Nam.
Thảo nguyên Sao Mai Solar kết hợp du lịch sinh thái
Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, có nhiều dự án không phải chủ đầu tư “bán lúa non”, mà bán ngay từ khi "nảy mầm”. Hiện tượng này xảy ra bởi những nhà đầu tư ăn theo, đầu tư theo phong trào, đầu tư khi chưa đủ năng lực, thậm chí có doanh nghiệp xí dự án để sang tay kiếm lời.
Những doanh nghiệp này đã ảnh hưởng không tốt tới lĩnh vực được đánh giá là xu thế của thời đại - năng lượng tái tạo. Do đó, để năng lượng tái tạo phát huy tốt vai trò quan trọng của mình, cần có những nhà đầu tư chân chính và hiện thị trường không ít những nhà đầu tư nội này.
Đơn cử như một tập đoàn kinh tế đã thành công trên nhiều lĩnh vực như xuất khẩu thủy sản, bất động sản, cung ứng lao động ra nước ngoài, sản xuất thức ăn thủy sản, đặc biệt được xem là người "dẫn dắt" du lịch tỉnh An Giang, với tiềm lực lớn đã chứng minh cho thị trường thấy, một nhà đầu tư chân chính tạo ra những giá trị như thế nào với dự án năng lượng tái tạo.
Theo đó, doanh nghiệp này đã tự chủ 100% vốn để xây dựng nhà máy điện mặt trời hiện đại và rất đẹp tại vùng Núi Cấm. "Kinh đô ánh sáng" xuất hiện uy nghi trên vùng bán sơn địa Núi Cấm đã khắc họa rõ nét chân dung nhà đầu tư điện sạch ấp ôm khát vọng đưa năng lượng tái tạo trở thành cỗ máy in tiền.
Áp xanh Sao Mai trên vùng Bảy Núi
“Đã là nhà đầu tư thì không ai quẳng cả kho tiền vào cõi hư vô mà phải có sự toan tính cẩn trọng, trách nhiệm với chính nguồn vốn họ bỏ ra và quan trọng hơn là nghĩa đồng bào - tình cảm quê hương ruột thịt. Do vậy, không thể đánh đồng ngữ nghĩa chân dung nhà đầu tư với chân tướng nhà chạy dự án”, đại diện một tập đoàn rất có uy tín về Điện mặt trời đã phản biện.
Ở Việt Nam, điện mặt trời chỉ mới phát triển theo sau các nước trên thế giới vài thập niên. Chính vì có nhà đầu tư chân chính đã giúp tạo ra những nhà máy áp xanh trên dãy Thất Sơn uy linh kết hợp với mô hình du lịch khám phá - dã ngoại. Họ đã định nghĩa chuẩn nhất về hữu ích của năng lượng sạch không đơn điệu trong cách khai thác.
Nếu như kho tài nguyên nắng được ví như “giọt ngọc” Trời ban, thì nhà đầu tư thực thụ là nhân tố cực kỳ quan trọng để mài giũa viên ngọc bích thô trở nên sáng giá, nếu không sẽ tạo nên vết xước, vết mờ cho viên ngọc quý.
-
Điện mặt trời 14 triệu USD nhưng... tắt ngúm
Dự án cấp điện bằng năng lượng mặt trời cho các xã vùng sâu, vùng xa chưa có điện lưới của tỉnh Quảng Bình vừa đưa vào sử dụng nhưng mất điện triền miên. Cơ quan chức năng không có phương án sửa chữa, hệ thống cấp điện đứng trước việc trở thành phế liệu.