Phối cảnh dự án
Theo đó, UBND tỉnh Bình Thuận cho Công ty cổ phần Sonadezi Bình Thuận thuê (đợt 1) với diện tích 2.087.571,2 m2 đất.
Trong đó có 2.015.207,6 m2 có nguồn gốc do các hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng; 72.363,6 m2 có nguồn gốc do UBND xã Tân Đức quản lý.
Diện tích đất nói trên đã được UBND huyện Hàm Tân hoàn thành công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để thực hiện dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp Tân Đức tại xã Tân Đức, huyện Hàm Tân.
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận chịu trách nhiệm chỉ đạo Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh chuyển thông tin địa chính, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai, ký hợp đồng thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi Công ty cổ phần Sonadezi Bình Thuận đã thực hiện xong nghĩa vụ tài chính theo quy định.
UBND huyện Hàm Tân có trách nhiệm thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với diện tích còn lại của dự án theo đúng quy định.
Công ty Cổ phần Sonadezi Bình Thuận chỉ được tác động vào đất sau khi ký hợp đồng thuê đất, hoàn thành việc thực hiện nghĩa vụ tài chính và bàn giao đất theo quy định.
Công ty Cổ phần Sonadezi Bình Thuận sử dụng đất đúng mục đích, ranh giới, mốc giới và lập thủ tục đầu tư xây dựng theo đúng quy định pháp luật hiện hành.
Trường hợp Công ty cổ phần Sonadezi Bình Thuận không sử dụng đất trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất.
Mới đây, UBND tỉnh Bình Thuận đã tổ chức cuộc họp nghe báo cáo tiến độ triển khai thực hiện công tác giải phóng mặt bằng dự án Khu công nghiệp Tân Đức.
Tại cuộc họp, ông Nguyễn Hồng Hải – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận yêu cầu Văn phòng UBND tỉnh tham mưu văn bản cho UBND tỉnh gửi Bí thư Huyện uỷ Hàm Tân về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác giải phóng mặt bằng dự án.
Ông Hải cũng yêu cầu UBND huyện Hàm Tân hoàn thành việc xây dựng bảng giá đất cụ thể trong tháng 3/2024 để có cơ sở thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư dự án.
Đối với các hộ dân đã được phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư nhưng không chịu nhận tiền, bàn giao mặt bằng, UBND huyện củng cố hồ sơ, xây dựng kế hoạch để tiến hành cưỡng chế theo quy định của pháp luật.
-
Bình Thuận quy hoạch khu du lịch hơn 1.000 ha với bờ biển dài 17 km
Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận khóa XI vừa tổ chức kỳ họp thứ 21 (chuyên đề) và Thông qua Nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng khu du lịch Cổ Thạch - Bình Thạnh, huyện Tuy Phong.
-
Tiến độ triển khai các dự án khu công nghiệp quy mô lớn tại Bình Thuận đang ra sao?
UBND tỉnh Bình Thuận vừa tổ chức cuộc họp nghe báo cáo tiến độ triển khai thực hiện công tác giải phóng mặt bằng dự án Khu công nghiệp Tân Đức và dự án Khu công nghiệp Sơn Mỹ 1, huyện Hàm Tân.






-
Bình Thuận khởi công nhà máy 2.200 tỷ đồng
Ngày 11/5, tại Khu công nghiệp Hàm Kiệm II – Bita’s (huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận), Công ty TNHH Công nghiệp Neotek Việt Nam đã khởi công dự án Nhà máy sản xuất đĩa phanh xe cơ giới với tổng vốn đầu tư 2.200 tỷ đồng. Đây là một trong những dự...
-
Thông tin mới về dự án Khu du lịch Hải Yến tại Bình Thuận
UBND tỉnh Bình Thuận vừa ban hành Quyết định số 835/QĐ-UBND về việc thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai đối với dự án Khu du lịch Hải Yến của Công ty TNHH Đầu tư dự án dân cư và du lịch Vĩnh Tân tại xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong....
-
Trước khi sáp nhập để trở thành tỉnh lớn nhất Việt Nam, Bình Thuận có 1.630 dự án đầu tư còn hiệu lực
Tính đến hết ngày 15/4, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận có 1.630 dự án đầu tư còn hiệu lực hoạt động với tổng vốn đầu tư khoảng 1.765.037 tỷ đồng.