Ảnh minh hoạ
Theo đó, mục tiêu đến năm 2025, diện tích sàn nhà ở bình quân đầu người toàn Thành phố phấn đấu đạt 29,5 m2/người, trong đó khu vực đô thị đạt 31 m2/người và khu vực nông thôn đạt 28 m2/người. Phát triển mới khoảng 1,25 triệu m2 sàn nhà ở xã hội; 0,565 triệu m2 sản nhà ở tái định cư; khoảng 19,69 triệu m2 sàn nhà ở thương mại, căn hộ có diện tích tối thiểu 40m2/căn hộ...
Đến năm 2030, diện tích sàn nhà ở bình quân đầu người toàn Thành phố đạt 32m2 sàn/người, trong đó khu vực đô thị đạt 33m2/người và khu vực nông thôn đạt 28m2/người. Phát triển mới khoảng 5,55 triệu m2 sàn nhà ở xã hội; khoảng 1,3 triệu m2 sàn nhà ở tái định cư; khoảng 15,19 triệu m2 sàn nhà ở thương mại.
Đặc biệt, thành phố dự kiến triển khai cải tạo, xây dựng lại 10 khu chung cư cũ, trong đó 6 khu có tính khả thi cao như: Kim Liên, Trung Tự, Khương Thương, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, Nghĩa Tân và 4 khu có nhà nguy hiểm cấp D: Giảng Võ; Thành Công: Ngọc Khánh; Bộ Tư pháp.
Thành phố cũng sẽ ưu tiên phát triển nhà ở theo dự án tại khu vực mở rộng, đẩy mạnh phát triển các khu đô thị vệ tinh của Thành phố. Phấn đấu 100% dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị hình thành mới có quy mô sử dụng đất từ 10ha trở lên phải được quy hoạch xây dựng theo xu hướng nhà ở xanh, đô thị thông minh, ứng dụng công nghệ số; các khu đô thị, khu nhà ở phải bố trí đầy đủ hạ tầng khung (cấp điện, cấp thoát - nước), đáp ứng đầy đủ cơ sở giáo dục công lập, chỗ tập kết rác thải, các điểm nạp sạc điện cho ô tô, xe máy và sử dụng vật liệu thân thiện môi trường.
Về quỹ đất để phát triển nhà ở, giai đoạn 2021-2030, tổng diện tích đất để xây dựng nhà ở trên địa bàn toàn Thành phố khoảng 1.868 ha, trong đó diện tích đất xây dựng nhà ở khu vực đô thị khoảng 1.384 ha, khu vực nông thôn khoảng 484 ha. Về nguồn vốn phát triển nhà ở, giai đoạn 2021-2030, tổng nhu cầu vốn đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bản Thành phố khoảng 880.000 tỷ đồng, trong đó nhu cầu vốn ngân sách khoảng 11.700 tỷ đồng.
Được biết cùng ngày, HĐND Thành phố cũng đã thông qua danh mục nhà, đất phải di dời theo quy hoạch trên địa bàn thành phố Hà Nội (đợt 1) gồm 9 cơ sở nhà, đất do các doanh nghiệp (do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; Công ty cổ phần và Công ty TNHH hai thành viên trở lên do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ) hiện đang quản lý, sử dụng phải di dời theo quy hoạch.
Cụ thể, danh mục 9 danh mục cơ sở nhà, đất tại 12 quận đề xuất di dời gồm: Công ty In Báo Nhân dân Hà Nội; Công ty TNHH MTV In Báo Hà Nội Mới; Nhà máy Bia Hà Nội - Tổng Công ty cổ phần Bia - rượu - nước giải khát Hà Nội; Công ty TNHH MTV Thuốc lá Thăng Long; Công ty TNHH MTV In và Thương mại Thông tấn xã Việt Nam; Nhà máy xe lửa Gia Lâm - Công ty Vận tải hành khách đường sắt Hà Nội; Tổng kho xăng dầu Đức Giang; Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Nông nghiệp; Viện Hóa học công nghiệp Việt Nam.
-
Hà Nội: Đất vàng Giảng Võ sẽ không xây cao ốc 50 tầng
Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của HĐND TP. Hà Nội sáng 7.7, lãnh đạo thành phố cho biết khu đất 148 Giảng Võ sẽ không xây cao tốc 50 tầng mà sẽ làm trung tâm thương mại, dịch vụ, văn hoá.
-
Hà Nội: Hé lộ giá đất tại tuyến phố đắt nhất ở Hoàng Mai, Đông Anh
Theo bảng giá đất mới cập nhật, tuyến phố Minh Khai và tuyến đường Cao Lỗ - Quốc lộ 3 là hai nơi có giá đất cao nhất tại quận Hoàng Mai và huyện Đông Anh, Hà Nội.
-
Hôm nay (23/12): Đấu giá khu đất 4,4ha tại Hoàng Mai
Quyền sử dụng khu đất gần 4,4ha để xây dựng nhà ở thấp tầng thuộc Khu đô thị Nam hồ Linh Đàm sẽ được đưa ra đấu giá vào chiều nay (23/12). Giá khởi điểm khu đất là 86 triệu đồng/m2.
-
Hà Nội thu gần 18.600 tỷ đồng từ đấu giá đất, tăng gấp đôi so với trước
Tính đến hết tháng 11/2024, thành phố Hà Nội đã thu gần 18.600 tỉ đồng từ đấu giá đất, tăng gần gấp đôi so với mức trung bình mỗi năm khoảng gần 10.000 tỉ đồng.