Hình minh họa
Thủ tướng Phạm Minh Chính mới đây đã có buổi làm việc với các bộ, ngành, địa phương để kiểm điểm, đôn đốc tiến độ, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của các dự án đường bộ cao tốc khu vực ĐBSCL.
Thủ tướng nhấn mạnh trong nhiệm kỳ này làm thay đổi hệ thống giao thông tại miền Tây, nhất là hệ thống đường cao tốc, cảng biển, đường thủy nội địa. Thủ tướng cũng cho biết ý tưởng phát triển tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, trong đó dự kiến sẽ làm trước đoạn Thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ.
Do hạn chế về hạ tầng, chi phí logistics cho hàng hóa, nông sản khu vực ĐBSCL tăng cao. Việc phát triển hạ tầng giao thông, trong đó có các tuyến cao tốc sẽ giúp vận chuyển hàng hóa, con người, giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa, nông sản, giúp người nông dân thoát nghèo và làm giàu; mở ra không gian phát triển mới, các khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ
Theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, khu vực ĐBSCL được quy hoạch 6 tuyến cao tốc với tổng chiều dài khoảng 1.166 km với quy mô từ 4 đến 6 làn xe.
6 tuyến này gồm 3 tuyến trục dọc, 3 tuyến trục ngang. Trong đó, 3 tuyến cao tốc trục dọc với tổng chiều dài 575 km gồm cao tốc Bắc - Nam phía đông dài 245 km, cao tốc Bắc - Nam phía tây dài 180 km, cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Tiền Giang - Bến Tre - Trà Vinh - Sóc Trăng dài 150 km.
3 tuyến cao tốc trục ngang với chiều dài khoảng 591 km gồm cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng dài 191 km, cao tốc Hà Tiên (Kiên Giang)- Rạch Giá - Bạc Liêu dài 212 km, cao tốc Hồng Ngự (Đồng Tháp) - Trà Vinh dài 188 km.
Theo Bộ Giao thông vận tải (GTVT), đến thời điểm hiện nay, ĐBSCL đã hoàn thành và đưa vào khai thác theo quy mô giai đoạn 1 (4 làn xe) với tổng chiều dài 171 km cao tốc, gồm đoạn Bến Lức – Trung Lương (40 km); Trung Lương – Mỹ Thuận (51 km); Cao Lãnh – Lộ Tẻ (29 km); Lộ Tẻ - Rạch Sỏi (51 km), trong đó đoạn Cao Lãnh – Lộ Tẻ hiện tổ chức giao thông hỗn hợp, đoạn Lộ Tẻ - Rạch Sỏi sử dụng mặt đường láng nhựa để chờ lún, các tuyến này Bộ GTVT đang tiếp tục đầu tư để khai thác theo quy mô cao tốc.
Còn 8 dự án đang thực hiện thi công và hoàn thiện các thủ tục đầu tư để triển khai bảo đảm cơ bản hoàn thành trong kỳ trung hạn giai đoạn 2021-2025, đưa vào khai thác toàn bộ các dự án trong năm 2026 với tổng chiều dài 463 km, tổng mức đầu tư khoảng 94.400 tỷ đồng.
Như vậy, đến năm 2026, khu vực ĐBSCL sẽ có khoảng 554 km đường cao tốc, các tuyến cao tốc còn lại sẽ được đầu tư trong giai đoạn 2026-2030.
Theo các báo cáo và ý kiến tại cuộc làm việc, 2 vấn đề lớn nổi lên của các dự án cao tốc trong khu vực là nguyên vật liệu đắp nền đường và công tác giải phóng mặt bằng. Ngoài ra, nền đất yếu tại khu vực ĐBSCL ảnh hưởng rất lớn tới các vấn đề kỹ thuật, thời gian, chi phí thi công.
-
Tháng 5/2023 sẽ khởi công cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng đoạn qua Hậu Giang
Đặt mục tiêu vượt tiến độ Chính phủ đề ra, lãnh đạo tỉnh Hậu Giang chỉ đạo đẩy nhanh công tác GPMB, tiến tới bàn giao đủ mặt bằng sạch để khởi công dự án thành phần 3, cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng đoạn qua địa bàn tỉnh.
-
Cần Thơ công bố điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 KDC phường Bình Thủy
Sáng ngày 28/10/2024, tại UBND quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ đã tổ chức công bố Quyết định số 3690/QĐ-UBND về việc phê duyệt đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu dân cư phường Bình Thủy (kho 301), quận Bình Thủy, TP Cần Thơ, tên...
-
Kiến nghị sớm đầu tư tuyến nối đường tránh Thốt Nốt với cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi
Cử tri TP. Cần Thơ vừa kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải bố trị vốn đề đầu tư tuyến đường nối tuyến tránh Thốt Nốt đến cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi để kết nối giao thông, nâng cao hiệu quả khai thác của các tuyến đường này....
-
Cần Thơ hủy quy hoạch 1/500 Khu biệt thự 3.453 tỷ đồng
UBND thành phố Cần Thơ hủy bỏ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu biệt thự Cồn Ấu do hết thời hạn và không còn phù hợp với yêu cầu quản lý tại địa phương.