Cụ thể, tính riêng nửa đầu tháng 2 (từ ngày 1-15/2/2023), trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 13,44 tỷ USD, tăng 49% so với nửa cuối tháng 1.
Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng như máy vi máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 718 triệu USD%; máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng khác tăng 560 triệu USD; hàng dệt may tăng 528 triệu USD; phương tiện vận tải & phụ tùng khác tăng 282 triệu USD;...
Tính đến 15/2, tổng trị giá xuất khẩu của cả nước đạt 37 tỷ USD, giảm 9,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp FDI đạt 28,07 tỷ USD, giảm 5,4% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 75,9% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.
Ở chiều ngược lại, tổng trị giá hàng hoá nhập khẩu trong nửa đầu tháng 2/2023 đạt 12,38 tỷ USD, tăng 36,6% so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 01/2023.
Trị giá nhập khẩu hàng hóa trong kỳ tăng so với nửa cuối tháng 1 ở một số nhóm hàng sau: máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện tăng 645 triệu USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng khác tăng 465 triệu USD; chất dẻo nguyên liệu tăng 203 triệu USD,...
Tính đến hết 15/2/2023, tổng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 35,32 tỷ USD, giảm 17,9% (tương ứng giảm 7,7 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, tổng trị giá nhập khẩu của nhóm các doanh nghiệp này đạt 23,73 tỷ USD, giảm 17,8% so với cùng kỳ năm 2022, chiếm 67,2% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.
Trong nửa đầu tháng 2, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 1,07 tỷ USD. Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/2/2023, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 1,68 tỷ USD.
Được biết, trong năm 2023, ngành Công Thương đặt mục tiêu xuất khẩu hàng hóa tăng khoảng 6%, kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt 393 - 394 tỷ USD, tăng thêm khoảng 22 tỷ USD giá trị xuất khẩu hàng hóa so với năm 2022, cán cân thương mại tiếp tục duy trì trạng thái thặng dư.
Trước đó, năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt con số kỷ lục 730,2 tỷ USD, tính bình quân đạt gần 61 tỷ USD/tháng. Cán cân thương mại duy trì xuất siêu năm thứ 7 liên tiếp với 9 mặt hàng xuất khẩu trên chục tỷ USD, đưa Việt Nam vào nhóm các nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế.
-
Tháng đầu năm, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc đạt hơn 11 tỷ USD
Trong tháng đầu năm 2023, Trung Quốc là đối tác thương mại duy nhất có tổng kim ngạch thương mại song phương đạt hơn 11 tỷ USD, theo số liệu công bố của Tổng cục Hải quan.
-
Việt Nam - Campuchia phấn đấu đạt kim ngạch thương mại lên 20 tỉ USD
Hôm nay (28/11), Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni sẽ đến Việt Nam trong chuyến thăm cấp nhà nước theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh đặc biệt khi đánh dấu tròn 20 năm Quốc vương Norodom Sihamoni lên ngô...
-
Hoa Kỳ đã đầu tư bao nhiêu dự án tại Việt Nam?
Tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Hoa Kỳ năm 2024, các đại biểu nhấn mạnh Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn thứ hai và thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, đồng thời là một trong những nhà đầu tư hàng đầu....
-
Việt Nam đang có quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với những quốc gia nào?
Chỉ trong hai năm 2023 và 2024, Việt Nam đã nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với 5 quốc gia, vượt qua con số 4 nước trong suốt giai đoạn 14 năm từ 2008 đến 2022. Điều này đánh dấu một bước chuyển mình mạnh mẽ trong chính sách ngoại giao,...