Ảnh minh hoạ
Đề xuất này được đưa ra tại cuộc tiếp xúc cử tri quận Đồ Sơn của Đoàn đại biểu Quốc hội Hải Phòng mới đây với sự tham dự của đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội.
Hải Phòng luôn được xác định là một địa phương phát triển quan trọng bậc nhất Việt Nam, là thành phố trực thuộc Trung ương luôn đứng thứ 3 về vai trò tổng thể, chỉ sau Thủ đô Hà Nội và TP.HCM.
Nghị quyết 45 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định rõ sứ mệnh quốc gia và khẳng định chức năng khác biệt của Hải Phòng trong sự phát triển kinh tế cả nước và của vùng Bắc bộ.
Vì vậy, khi triển khai xây dựng đề án thực hiện thí điểm một số cơ chế chính sách mới, có tính đột phá, đặc thù cho phát triển thành phố Hải Phòng theo tinh thần nghị quyết 45 của Bộ Chính trị, Hải Phòng mạnh dạn đề xuất với Chính phủ, Quốc hội cho phép thành phố nghiên cứu và triển khai xây dựng Khu Thương mại tự do với quan điểm sẽ tạo nên sự phát triển đột phá của Hải Phòng, kéo theo sự phát triển của cả vùng và cả nước.
Cơ sở của đề xuất này, là do Hải Phòng có vị trí rất thuận lợi, là cửa ngõ kết nối kinh tế phía Bắc với thị trường quốc tế.
Hiện nay Hải Phòng đã xây dựng được hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, vượt trội, đồng bộ, ít địa phương nào có được.
Những năm gần đây, Hải Phòng trở thành điểm sáng của cả nước về phát triển kinh tế xã hội cùng tư duy đổi mới, cởi mở, thông thoáng, hành động quyết liệt và có sự bứt phá mạnh mẽ.
Theo đánh giá của các chuyên gia, các nhà kinh tế hàng đầu Việt Nam, Hải Phòng hội đủ các điều kiện để thử nghiệm chính sách, thể chế mới thực sự vượt trội, đột phá.
TS. Nguyễn Đình Cung, cho biết thời gian qua, đã có một số địa phương được ban hành các cơ chế đặc thù. Tuy nhiên, theo tinh thần nghị quyết 45 thì điều Hải Phòng cần không phải là những cơ chế, chính sách đặc thù thông thường.
Theo lý giải của các chuyên gia, một số cơ chế đặc thù hiện nay của các địa phương chủ yếu là chuyển một số quyền lực từ các cơ quan Trung ương về cấp tỉnh, thành phố. Nếu Hải Phòng cũng chỉ đề xuất một số cơ chế, chính sách đặc thù như thế thì thực chất vẫn là giữ “đồng phục” cơ chế và “chia đều” nguồn lực như các địa phương, chưa thể hiện rõ được tính chất “mới, đột phá”. Nếu tiếp tục phát triển thành phố theo cách thức và cơ chế như vậy, sẽ khó giúp Hải Phòng giải quyết được các vấn đề tương lai, làm tròn sứ mệnh, chức năng đối với nền kinh tế và vùng.
PGS.TS Trần Đình Thiên cho rằng, các lợi thế mà Hải Phòng sở hữu là lợi thế quốc gia. Từ đó, không thể chỉ nhìn Hải Phòng một cách riêng rẽ, là việc riêng của Hải Phòng và xuất phát từ lợi ích cục bộ của Hải Phòng mà phải là cách tiếp cận tổng thể, toàn cục, vì lợi ích quốc gia và là việc chung của quốc gia.
Do đó, Hải Phòng không thể tiếp tục phát triển theo cách cũ, theo cách “xin” Trung ương ưu đãi thêm nguồn lực; bổ sung, “cơi nới” một số cơ chế, chính sách mà phải là một mô hình mới, đủ sức để Hải Phòng vượt lên, đi đầu cả nước trong sự nghiệp CNH-HĐH, trở thành đô thị đặc thù hiện đại, sánh vai quốc tế. Và Khu thương mại tự do đáp ứng được các yêu cầu đó.
Hơn nữa, trên địa bàn cả nước, hiện chưa có Khu thương mại tự do. Nếu Hải Phòng được thực hiện, sẽ tiếp tục là địa phương khai phá, mở đầu, là “tọa độ thử nghiệm quốc gia”, một hình mẫu cải cách phát triển đột phá của cả nước.
Chương trình xây dựng Khu thương mại tự do tập trung thực hiện nhiệm vụ hiện đại hóa hệ thống cảng biển; xây dựng trung tâm logistics; phát triển hệ thống giao thông kết nối bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển và đường thủy nội địa; phát triển trung tâm công nghiệp mà trọng tâm là công nghiệp chế tác, chế tạo; xây dựng trung tâm du lịch quốc gia; trung tâm tài chính quốc tế; phát triển các trung tâm nghiên cứu…
Đi kèm theo đó sẽ là các thể chế phù hợp như xây dựng khu giám sát hải quan đặc biệt; thực hiện chính sách thuế quan bằng 0 đối với một số mặt hàng nhập khẩu; giảm các hạn chế đối với thương mại dịch vụ xuyên biên giới; thực hiện hệ thống quản lý đầu tư đơn giản theo hướng một cửa; thí điểm chính sách tài trợ và thúc đẩy đầu tư chứng khoán xuyên biên giới…
Cùng với đó, bộ máy chính quyền cũng phải được tổ chức thông minh, hiệu quả, hoạt động theo cơ chế phù hợp với chức năng đặc thù và nhiệm vụ chiến lược quốc gia ưu tiên. Theo đó, chính quyền thành phố sẽ được trao nhiều quyền hơn, có quyền tự chủ và chịu trách nhiệm đầy đủ hơn, được chủ động hơn trong tổ chức bộ máy, sắp xếp biên chế, tuyển dụng nhân sự, trả lương; được phép thí điểm tổ chức hoạt động theo hình mẫu chính quyền đô thị...
-
Hải Phòng sắp có khu đô thị hơn 2.800 tỷ
Khu đô thị hơn 2.800 tỷ, với diện tích 26ha sẽ được xây dựng tại Thuỷ Nguyên, Hải Phòng.
-
Hải Phòng bổ sung thêm 2 cụm công nghiệp gần 120ha vào quy hoạch
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Hoàng Minh Cường vừa ký quyết định phê duyệt bổ sung 2 Cụm công nghiệp trên địa bàn huyện An Dương vào Quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp thành phố Hải Phòng đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.
-
Nhà máy hơn 1 tỷ USD tại Hải Phòng sắp về đích, hàng nghìn người lao động đón tin vui
Theo kế hoạch, dự kiến trong năm 2025 Hải Phòng sẽ khánh thành 10 dự án. Trong đó, có nhà máy Innotek Hải Phòng của Công ty TNHH LG Innotek Việt Nam, với tổng vốn đầu tư hơn 47.122 tỉ đồng (hơn 1,1 tỉ USD)....
-
Hé lộ thời điểm khánh thành cây cầu hơn 2.300 tỷ nối siêu dự án 2,4 tỷ USD tại Hải Phòng
Công trình cầu Máy Chai và đường dẫn 2 đầu cầu thuộc dự án Khu vui chơi, giải trí, nhà ở và công viên sinh thái đảo Vũ Yên (Vinhomes Royal Island), TP.Hải Phòng với tổng vốn đầu tư hơn 2.300 tỉ đồng dự kiến sẽ khánh thành trong năm 2025....
-
Hải Phòng sắp khởi công khu công nghiệp gần 4.600 tỷ đồng
Theo kế hoạch, dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp (KCN) Tiên Thanh tại huyện Tiên Lãng dự kiến khởi công vào năm 2025, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - công nghiệp của thành phố....