Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định cho phép tác động vào rừng để thi công các tuyến đường tạm và bãi tạm tập kết vật liệu, theo VnExpress.
Cụ thể, dự thảo Nghị định này quy định về tạm sử dụng rừng, phục hồi rừng sau khi tạm sử dụng để thực hiện hạng mục công trình tạm phục vụ thi công các dự án nguồn điện và lưới điện để phát triển kinh tế - xã hội.
Dự thảo quy định các dự án nguồn, lưới điện chỉ được tạm sử dụng rừng trong trường hợp dự án bắt buộc phải sử dụng trên diện tích có rừng do không thể bố trí trên diện tích đất khác. Phương án sử dụng cũng phải hạn chế diện tích tạm sử dụng rừng để thực hiện dự án nguồn điện và lưới điện. Diện tích tạm sử dụng phải được điều tra, đánh giá về hiện trạng diện tích, trữ lượng.
Với các khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng, phạm vi diện tích rừng có các loài thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm sẽ không được sử dụng để thi công tạm. Sau khi thi công xong, rừng phải được phục hồi ngay trong mùa vụ trồng rừng gần nhất nhưng không quá 12 tháng.
Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định phê duyệt phương án tạm sử dụng rừng. Trường hợp diện tích này thuộc phạm vi quản lý của các bộ ngành, UBND cấp tỉnh xin ý kiến của bộ ngành chủ quản.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đánh giá nhu cầu sử dụng tạm thời diện tích đất rừng là “rất cần thiết và cấp bách” do tính chất đặc thù của đường dây lưới điện. Phần lớn tuyến đường dây lưới điện đi vượt rừng, núi địa hình phức tạp nên các vị trí móng, cột điện nằm xa các tuyến đường giao thông hiện hữu.
Để thi công, nhà thầu và chủ đầu tư cần phải làm các hạng mục tạm, gồm các tuyến đường tạm, bãi tạm tập kết vật tư, máy móc, thiết bị.
“Nếu không có các hạng mục tạm thì không thể thi công xây dựng các hạng mục như móng, cột điện, hệ thống dây truyền tải điện... Do đó, nhu cầu sử dụng tạm thời diện tích đất có rừng trong quá trình thi công, không chuyển mục đích sử dụng rừng là rất cần thiêt và cấp bách”, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nêu rõ.
Được biết, đường dây 500 kV mạch 3 kéo dài gồm 4 dự án thành phần, có chiều dài 514 km nối từ Quảng Trạch (Quảng Bình) tới Phố Nối (Hưng Yên) với tổng vốn đầu tư khoảng 23.000 tỷ đồng (gần 1 tỷ USD). Các dự án này đều khởi công tháng 10/2023 và tháng 1/2024.
Dự án này được Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phải hoàn thành vào tháng 6/2024 nhưng nguy cơ chậm tiến độ do vướng quy định về chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng và thủ tục tác động vào rừng để mở đường thi công tạm.
Theo số liệu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, diện tích rừng phần đường tạm của đường dây 500kV Quỳnh Lưu - Thanh Hóa gần 3,5 ha, đoạn Quảng Trạch - Quỳnh Lưu là hơn 6 ha.
-
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nghệ An cho biết tỉnh sẽ quyết tâm hoàn thành mặt bằng vị trí móng dự án đường dây 500kV trong tháng 2 và hành lang tuyến trong tháng 3/2024.
-
Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An chỉ đạo gỡ vướng dự án điện hơn 23.000 tỷ đi qua địa bàn 6 huyện, thị xã
Dự án đường dây 500kV mạch 3 trên địa bàn tỉnh Nghệ An đi qua 5 huyện Nam Đàn, Nghi Lộc, Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu và thị xã Hoàng Mai với chiều dài tuyến gần 100km, tổng diện tích hơn 72 ha.
-
Làm tuyến cáp ngầm vượt biển 5.000 tỷ, dài hơn 77km đưa điện ra Côn Đảo
Tuyến cáp ngầm 5.000 tỷ đồng vượt biển cấp điện cho Côn Đảo sẽ được khởi công trong tháng 12/2024, dự kiến đóng điện vào quý 4 năm sau.
-
Sắp xóa bù chéo giữa giá điện sinh hoạt và sản xuất
Bộ Công Thương sẽ xây dựng, trình Thủ tướng lộ trình cơ cấu biểu giá bán lẻ điện, trong đó có giá hai thành phần, để tiến tới xóa bù chéo giữa các nhóm khách hàng.
-
Quy định mới về vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh có hiệu lực từ ngày 25/11
Thông tư này quy định về vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh bao gồm các quy định như đăng ký tham gia thị trường điện; lập kế hoạch vận hành thị trường điện; cơ chế chào giá; xác định giá thị trường và trách nhiệm của các đơn vị tham gia th...