Ban quản lý dự án Mỹ Thuận vừa đề nghị Bộ GTVT xem xét thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Cần Thơ – Cà Mau.
Theo đề xuất mới nhất, dự án sẽ đi qua tỉnh Kiên Giang và không đi qua địa bàn tỉnh Sóc Trăng như trước đề xuất trước đây nhằm rút ngắn khoảng cách còn gần 125km.
Như vậy dự án sẽ đi thẳng từ Cần Thơ về Cà Mau với chiều dài gần 125 km gồm 112 cầu, 13 nút giao. Điểm đầu tại nút giao Chà Và (thị xã Bình Minh, Vĩnh Long) - Cầu Cần Thơ 2 (cách cầu Cần Thơ hiện tại khoảng 4,5 km); điểm cuối giao với đường Vành đai tại xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, Cà Mau.
Cụ thể dự án sẽ đi qua các tỉnh như Vĩnh Long 10,5km; Cần Thơ 6 km; Hậu Giang 61,6km, Bạc Liêu 7,7km, Kiên Giang 17,1km và Cà Mau 21,9km. Dự án sẽ được đầu tư theo quy mô 4 làn xe cao tốc hoàn chỉnh với mặt cắt ngang 24,75m; vận tốc thiết kế 100 km/h. Trong giai đoạn 1 sẽ đầu tư theo quy mô 4 làn xe cao tốc hạn chế, chiều rộng mặt cắt ngang 17m; vận tốc khai thác 80km/h.
Dự án được đề xuất phân thành hai dự án thành phần. Trong đó thành phần 1 là đoạn từ Vĩnh Long – Cần Thơ dài 15,35km dự kiến khởi công trong năm 2022.
Dự án thành phần 2 là đoạn Cần Thơ – Cà Mau dài 109,5km có tổng vốn đầu tư là 29.388 tỉ đồng dự kiến đầu tư giai đoạn 2021 – 2025.
Tuyến đường bộ cao tốc Cần Thơ – Cà Mau thuộc hệ thống đường cao tốc phía Nam và là một trong 2 tuyến trục dọc trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Đây cũng là tuyến kết nối 2 cao tốc trục ngang Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng và Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu.
-
Cao tốc Cần Thơ – Cà Mau sẽ xây dựng trong giai đoạn 2021 – 2025
CafeLand – Tuyến cao tốc Cần Thơ – Cà Mau được chia thành hai đoạn gồm Cần Thơ – Bạc Liêu thực hiện bằng vốn ngân sách Nhà nước và đoạn Bạc Liêu – Cà Mau theo hình thức PPP.
-
Hai tuyến cao tốc nào vừa được bổ sung vào quy hoạch?
Chính phủ vừa đồng ý bổ sung vào quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 hai dự án cao tốc gồm Cà Mau – Đất Mũi và Quảng Ngãi – Kon Tum.
-
Loạt “ông lớn” Vinaconex, Đèo Cả, Hòa Phát… đứng trước thời cơ chưa từng có
ACBS kỳ vọng các ông lớn ngành nguyên vật liệu xây dựng hạ tầng như Vinaconex, Đèo Cả, Hòa Phát sẽ bứt phá nhờ việc hưởng lợi từ cơ hội đầu tư công lớn nhất từ trước đến nay.
-
12 dự án hạ tầng giao thông quan trọng nào sẽ được khởi công trong năm 2025
Trong năm 2025, Bộ Giao thông Vận tải sẽ tổ chức khởi công 12 dự án hạ tầng giao thông quan trọng trên cả nước. Trong đó, nhiều dự án sẽ được khởi công ngay trong đầu năm 2025.