Ảnh minh hoạ
Theo tờ trình của Viện trưởng VKSND tối cao Nguyễn Huy Tiến, việc bỏ mô hình VKSND cấp huyện và cấp cao nhằm sắp xếp lại bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Đồng thời, dự thảo cũng sửa đổi toàn diện các quy định liên quan đến ngạch, tiêu chuẩn, nhiệm kỳ và bổ nhiệm kiểm sát viên, trong đó đáng chú ý là bỏ quy định thi nâng ngạch và tăng số lượng kiểm sát viên VKSND tối cao từ 19 lên tối đa 27 người.
Bên cạnh đó, dự luật mở rộng thẩm quyền của VKSND trong xử phạt hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng – một điểm mới nhằm tăng cường tính răn đe trong quá trình thực thi pháp luật.
Tuy vậy, một số ý kiến trong Ủy ban Pháp luật và Tư pháp cho rằng việc đổi tên các ngạch kiểm sát viên là chưa thực sự cần thiết vì có thể gây phiền hà về thủ tục, giấy tờ, trong khi nội dung công việc không thay đổi.
Đối với việc nâng ngạch kiểm sát viên, đa số ý kiến tán thành việc bỏ thi nhưng đề nghị cần có cơ chế giám sát quyền lực, giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định chi tiết để tránh “vượt rào”.
Liên quan đến việc tăng số lượng kiểm sát viên cấp tối cao, vốn là cán bộ thuộc diện Ban Bí thư quản lý, Ủy ban đề nghị cần báo cáo xin ý kiến cấp có thẩm quyền, tương tự như đã từng thực hiện khi sửa luật vào năm 2014.
-
Long An: Cử tri thống nhất phương án sắp xếp đơn vị hành chính
UBND tỉnh Long An đã có Báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến cử tri đối với việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã năm 2025 của tỉnh Long An.
-
Cử tri ủng hộ phương án sắp xếp Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu và TPHCM
UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa có Báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến cử tri về việc sắp xếp tỉnh Bình Dương, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh và Báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến cử tri về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh.
-
Sau sắp xếp, tỉnh nào giảm cấp xã nhiều nhất cả nước?
Bộ Nội vụ đang tập trung thẩm định 34 đề án sắp xếp đơn vị hành chính, trong đó Hà Nội giảm đến 76% số xã, phường sau sắp xếp, dẫn đầu cả nước, còn thành phố Cần Thơ giảm đơn vị cấp xã ít nhất, khoảng 60%.








-
Thủ tướng yêu cầu cử cán bộ về cơ sở tháo gỡ vướng mắc về đất đai, cấp sổ đỏ
Thủ tướng yêu cầu các Bộ khẩn trương phối hợp cử cán bộ xuống cơ sở nắm tình hình, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, xử lý các vấn đề phát sinh, đặc biệt là các thủ tục hành chính liên quan đến địa chính, giải phóng mặt bằng, xác định chủ quyền đất...
-
TP Huế có 138 cơ sở nhà đất dôi dư sau khi sắp xếp cấp xã
TP Huế tái bố trí cho chính quyền cấp xã (mới) 153 cơ sở nhà đất, còn lại 138 cơ sở thuộc diện dôi dư.
-
Phường rộng nhất Hà Nội sau sáp nhập có tới 4 cầu vượt sông, dân số ngang ngửa với quốc đảo phát triển bậc nhất châu Á
Từ ngày 1/7, Hà Nội chính thức vận hành bộ máy mới với 126 đơn vị hành chính cấp xã, phường sau sáp nhập. Trong số đó, phường Hồng Hà nổi bật không chỉ vì diện tích lớn nhất Thủ đô, mà còn bởi vị trí chiến lược, lịch sử lâu đời và mật độ dân cư “ngan...