Cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh giai đoạn 1 chỉ có 2 làn xe
Liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả - Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng ICV Việt Nam - Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả - Công ty cổ phần xây dựng công trình 568 vừa có văn bản gửi Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Cao Bằng về phương án đầu tư đồng bộ toàn tuyến đường bộ cao tốc cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh theo quy mô hoàn chỉnh bằng phương thức PPP.
Liên danh trên cũng chính là chủ đầu tư giai đoạn 1 dự án cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh đã được khởi công vào đầu năm 2024.
Cụ thể, giai đoạn 1 của dự án có chiều dài 93,35km có tổng vốn đầu tư hơn 14.300 tỉ đồng. Điểm đầu dự án tại nút giao Cửa khẩu Tân Thanh, huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) và điểm cuối tại nút giao với Quốc lộ 3 thuộc xã Chí Thảo, huyện Quảng Hòa (Cao Bằng).
Trong giai đoạn này, tuyến cao tốc gồm hai làn xe, bề rộng 13,5 m, được đầu tư theo hình thức PPP, nhà đầu tư góp 31% vốn.
Trong giai đoạn 2, nhà đầu tư đề xuất tách riêng thành dự án độc lập so với giai đoạn 1 để không ảnh hưởng đến các hợp đồng tín dụng đã ký với ngân hàng trước đó.
Giai đoạn này gồm 2 dự án thành phần. Trong đó, thành phần 1 là mở rộng 93 km từ nút giao cửa khẩu Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn, đến nút giao quốc lộ 3 xã Chí Thảo, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng, nền đường từ 13,5 m lên 17 m với bốn làn xe cao tốc và bố trí làn dừng xe khẩn cấp không liên tục.
Tổng mức đầu tư hơn 4.340 tỉ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước.
Dự án thành phần hai xây dựng mới 27 km từ huyện Quảng Hòa đến cửa khẩu Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng theo phương thức PPP, nền đường 17 m với bốn làn xe cao tốc, có làn dừng khẩn cấp không liên tục.
Tổng mức đầu tư khoảng 5.600 tỉ đồng, trong đó ngân sách nhà nước 3.900 tỉ đồng, còn lại nhà đầu tư thu xếp vốn.
Tuyến cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh sau khi hoàn thành sẽ góp phần mở cánh cửa giao thương tiếp giáp với Trung Quốc, sớm đưa Cao Bằng trở thành cửa ngõ kết nối các tỉnh phía Tây Nam Trung Quốc với các tỉnh lân cận Cao Bằng - Lạng Sơn - Hà Nội đi Hải Phòng; các tỉnh phía Nam Việt Nam kết nối với các tỉnh Bắc Kạn - Thái Nguyên - Hà Nội, kết nối với tỉnh Hà Giang - Tuyên Quang và các tỉnh phía Tây Bắc Việt Nam.
Ngoài ra, dự án còn giúp kết nối các trục ngang tuyến trong mạng lưới hệ thống đường cao tốc, phát huy hiệu quả các dự án đã và đang đầu tư, kết nối các trung tâm kinh tế, cửa khẩu quốc tế và cảng biển của tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng.
-
Đèo Cả được chọn là nhà đầu tư cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh hơn 14.100 tỉ đồng
Dự án cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh sẽ do Liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả - Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng ICV Việt Nam - Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả - Công ty cổ phần Xây dựng Công trình 568 làm chủ đầu tư với kinh phí 14.167 tỉ đồng, thực hiện theo hình thức PPP.
-
Bất động sản Cao Bằng: Cơ hội bứt phá từ hạ tầng giao thông và logistics
Tuyến cao tốc 115km nối Cao Bằng với Lạng Sơn và công viên logistics đầu tiên của cả nước đặt tại Lạng Sơn đang tạo ra hiệu ứng lan tỏa, giúp Cao Bằng có thể tận dụng lợi thế và bứt phá.
-
Thủ tướng có chỉ đạo quan trọng với dự án cao tốc rút ngắn thời gian Cao Bằng đến Hà Nội chỉ còn 3,5 giờ
Sau khi đưa vào khai thác tuyến cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh sẽ giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ Cao Bằng đến Hà Nội chỉ còn 3,5 giờ thay vì 6 – 7 giờ như hiện nay.
-
Nhà máy gang thép 1.900 tỷ, nơi làm việc của 1.500 lao động tại Cao Bằng vừa được Thủ tướng ghé thăm làm ăn ra sao?
Dự án Khu liên hợp gang thép Cao Bằng được xây dựng trên địa bàn xã Chu Trinh, TP Cao Bằng với quy mô gần 80 ha, tổng mức đầu tư 1.911 tỷ đồng.