Góp ý Dự thảo Quyết định phê duyệt Phương án cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2025 của Bộ Công Thương (Dự thảo), Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhấn mạnh Dự thảo đã thể hiện tinh thần cải cách rất tích cực, song vẫn còn một số quy định chưa thực sự cần thiết, gây tốn kém cho doanh nghiệp, cần được tiếp tục rà soát để bãi bỏ.
Trong lĩnh vực kinh doanh khí, Dự thảo đã có bước tiến lớn khi đề xuất cắt giảm nhiều điều kiện kinh doanh và thành phần hồ sơ cấp phép, đặc biệt là đối với cửa hàng bán lẻ LPG (khí dầu mỏ hóa lỏng) chai. Cụ thể, Dự thảo đề xuất bỏ điều kiện về hợp đồng tối thiểu một năm với thương nhân phân phối, theo đó các điều kiện kinh doanh còn lại chỉ bao gồm thương nhân được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật và đáp ứng các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
VCCI đề nghị cân nhắc bãi bỏ điều kiện kinh doanh và Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất chai LPG - Ảnh: ITN
Tuy nhiên, theo VCCI, điều kiện về phòng cháy và chữa cháy đã được kiến nghị bỏ trong thành phần hồ sơ của các thủ tục như cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khí. Mặt khác, theo quy định tại Nghị định 96/2016/NĐ-CP kinh doanh khí thuộc ngành nghề phải đáp ứng về điều kiện an ninh trật tự, trong đó cũng yêu cầu phải đáp ứng quy định về phòng cháy và chữa cháy. Quy định về phòng cháy và chữa cháy cũng có quy những quy định đối với những cơ sở kinh doanh khí.
Vì vậy, VCCI cho rằng không cần thiết phải quy định thêm điều kiện PCCC riêng trong Nghị định về kinh doanh khí. Trong bối cảnh không còn điều kiện đặc thù nào khác, việc duy trì thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cửa hàng bán lẻ LPG chai là không cần thiết. VCCI đề nghị bãi bỏ hoàn toàn giấy phép này để giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp.
Đối với hoạt động sản xuất, sửa chữa chai LPG, quy định hiện hành yêu cầu doanh nghiệp sản xuất, sửa chữa chai LPG phải đáp ứng điều kiện kinh doanh và phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận sản xuất chai LPG. VCCI cho rằng chai LPG là loại hàng hóa có nguy cơ cao về an toàn, cần có cơ chế kiểm soát. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, chai LPG trước khi lưu thông phải được kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, chứng nhận hợp quy theo quy định của pháp luật, phải đáp ứng đầy đủ các quy định về an toàn tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và thực hiện kiểm định định kỳ theo quy định; có đầy đủ hồ sơ, nguồn gốc xuất xứ của nhà sản xuất (khoản 1 Điều 16 Nghị định 87/2018/NĐ-CP). Đây là những cơ chế kiểm soát chặt chẽ về chất lượng và an toàn sản phẩm.
Trong bối cảnh như vậy, việc yêu cầu thêm điều kiện kinh doanh và giấy phép riêng cho hoạt động sản xuất, sửa chữa chai LPG là không cần thiết. Theo VCCI, dù sản xuất bằng dây chuyền nào và kiểm soát bằng hệ thống chất lượng ra sao, thì sản phẩm trước khi lưu thông trên thị trường đều được kiểm soát chất lượng và độ an toàn. Do đó, cần cân nhắc bãi bỏ điều kiện kinh doanh và Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất chai LPG.
VCCI đề nghị bãi bỏ quy định về thời hạn hợp đồng tối thiểu 5 năm đối với đại lý xăng dầu - Ảnh: ITN
Tại lĩnh vực xăng dầu, Dự thảo vẫn giữ quy định yêu cầu đại lý bán lẻ xăng dầu phải có hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh với thời hạn tối thiểu 5 năm. Theo VCCI, quy định này không thực sự cần thiết và thiếu tính thực tế. Bởi các hợp đồng dân sự như hợp đồng thuê địa điểm hoàn toàn có thể được các bên tự thỏa thuận điều chỉnh sau khi được cấp phép. Việc đảm bảo quyền sử dụng ổn định đối với cơ sở vật chất kinh doanh không phụ thuộc vào thời hạn hợp đồng, mà phụ thuộc vào việc doanh nghiệp có quyền sử dụng hợp pháp trong quá trình hoạt động.
Trên thực tế, nhiều lĩnh vực khác khi quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh, pháp luật yêu cầu doanh nghiệp phải có quyền sử dụng cơ sở vật chất và phải duy trì quyền sử dụng đó trong suốt thời gian kinh doanh. Đây là cách tiếp cận hợp lý, bảo đảm doanh nghiệp luôn có đủ năng lực để thực hiện các hoạt động kinh doanh an toàn.
Do đó, VCCI đề nghị bãi bỏ quy định về thời hạn hợp đồng tối thiểu 5 năm đối với đại lý xăng dầu, đồng thời rà soát và bỏ các quy định về việc yêu cầu thời hạn tối thiểu của hợp đồng trong các quy định trong lĩnh vực xăng dầu.
-
Giá vật liệu xây dựng, xăng dầu tăng cao đẩy CPI tháng 6/2025 tăng 0,48%
Theo Cục Thống kê, chủ yếu do giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở, đặc biệt là cát, đá, gạch tăng cao bất thường, xăng dầu tăng theo giá nhiên liệu thế giới khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2025 tăng 0,48% so với tháng trước.
-
Hà Nội: Chậm nhất vào năm 2030, chuyển đổi 100% xe buýt xăng dầu sang xe buýt điện
UBND Thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch 149/KH-UBND ngày 28/5/5025 Triển khai thực hiện Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn Thành phố.
-
Đây là một trong những nội dung tại Công điện số 56/CĐ-TTg ngày 4/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ ngành, địa phương tập trung thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính theo Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 26/3/2025 của Chính phủ.







