Buổi họp nhằm chuẩn bị cho hội nghị chuyên đề về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và hệ thống logistics vùng đồng bằng sông Cửu Long dự kiến sẽ được Bộ GTVT và Ban chỉ đạo Tây Nam bộ tổ chức vào ngày 22-8.
Ông Hiệp nêu ba lý do của kiến nghị trên:
Thứ nhất vốn đầu tư dự án sân bay quá lớn, thứ hai khoảng cách địa lý với sân bay quốc tế Cần Thơ, sân bay Rạch Giá và sân bay Phú Quốc (Kiên Giang) là quá gần và thứ ba là nơi đây cũng gần biên giới Campuchia nên cần cân nhắc.
Góp ý về đầu tư vốn cho thời gian 5 năm tới, ông Hiệp cho rằng nên tập trung ưu tiên cho các dự án giao thông đang đầu tư dở dang.
Cũng tại hội nghị, đại diện Sở GTVT tỉnh An Giang cũng cho rằng sân bay An Giang có suất đầu tư lớn, ảnh hưởng đất nông nghiệp, vì vậy nên nghiên cứu đầu tư sau năm 2030. Còn hiện tại nên tập trung nâng cấp, mở rộng quốc lộ 91 để đoạn đường từ An Giang đến sân bay quốc tế Cần Thơ được thuận tiện hơn.
Theo danh mục các dự án ưu tiên đầu tư hàng không giai đoạn 2016-2020 được Bộ GTVT lấy ý kiến các tỉnh, thành ĐBSCL chiều 10-8, dự án sân bay An Giang có tổng vốn đầu tư 3.417 tỉ đồng, được đầu tư theo hình thức PPP (đối tác công - tư), cổ phần.
-
An Giang chi hơn 860 tỷ đồng nâng cấp tuyến đường nối TP. Long Xuyên với huyện Châu Thành
Dự án có tổng chiều dài tuyến khoảng 10,942 km. Sau khi hoàn thiện, Dự án góp phần giảm áp lực giao thông đoạn Quốc lộ 91 qua địa phận thị trấn An Châu và Đường tỉnh 941, phát triển kinh tế - xã hội huyện Châu Thành....
-
Chậm nhất tháng 10/2024 hoàn thành cấp phép mỏ để cung ứng vật liệu cho các dự án cao tốc
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm đề nghị các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Sóc Trăng tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, xử lý dứt điểm và hoàn thành toàn bộ các thủ tục cấp phép mỏ, chậm nhất trong tháng 10/2024 đ...
-
An Giang chấm dứt hoạt động dự án Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng 748 tỷ đồng
Lý do chấm dứt hoạt động, nhà đầu tư tự quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư.