Tỉnh ủy Lâm Đồng vừa ban hành Chương trình hành động số 29-CTr/TU về việc thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Theo đó, Tỉnh ủy Lâm Đồng xác định đến năm 2025, tỷ lệ đô thị hoá đạt trên 54% và đến năm 2030 đạt trên 58,8%. Đồng thời, tỷ lệ đất xây dựng đô thị trên tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh đạt khoảng 1,5 - 2% vào năm 2025, đến năm 2030 đạt khoảng 2 - 2,5%.
Bên cạnh đó, số lượng đô thị toàn tỉnh năm 2025 sẽ là 19 đô thị. Trong đó có 1 đô thị loại I; 01 đô thị loại II; 01 đô thị loại III; 06 đô thị loại IV; 10 đô thị loại V.
Cùng với đó, đến năm 2030, Lâm Đồng sẽ có 22 đô thị. Trong đó có 1 đô thị loại I; 1 đô thị loại II, 3 đô thị loại III; 7 đô thị loại IV; 10 đô thị loại V.
Đến năm 2025, 100% các đô thị hiện có và đô thị mới có quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, chương trình cải tạo, chỉnh trang, tái thiết và phát triển đô thị; bảo đảm 100% đô thị loại III trở lên hoàn thiện tiêu chí phân loại đô thị về hạ tầng đô thị, nhất là hạ tầng về y tế, giáo dục - đào tạo và công trình văn hoá cấp đô thị.
Lâm Đồng cũng sẽ tập trung huy động nguồn lực phát triển các đô thị gắn với động lực của từng vùng.
Tỉnh sẽ mở rộng không gian đô thị thành phố Đà Lạt, cực tăng trưởng quan trọng của vùng kinh tế Nam Tây nguyên. Đây sẽ là một vùng đô thị hiện đại, đẳng cấp quốc tế; có đặc thù về khí hậu, cảnh quan tự nhiên, văn hóa lịch sử, di sản kiến trúc tầm quốc gia, khu vực và có ý nghĩa quốc tế.
Trong khi đó, thành phố Bảo Lộc sẽ là đô thị hạt nhân phía Nam tỉnh Lâm Đồng, trung tâm kết nối giao thương của vùng tỉnh với vùng thành phố Hồ Chí Minh, vùng Tây Nguyên và vùng Duyên hải Nam Trung bộ.
Đô thị Đức Trọng là cửa ngõ giao thương quốc tế của vùng và quốc gia; trung tâm nghiên cứu và sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tầm quốc gia và quốc tế; trung tâm công nghiệp dược, mỹ phẩm cấp vùng.
Đô thị Di Linh là đô thị trung tâm thương mại dịch vụ cấp vùng, trung chuyển hàng hóa trong tỉnh và vùng Tây Nguyên, vùng duyên hải Nam Trung bộ.
Đô thị Mađaguôi là trung tâm động lực kinh tế - xã hội 3 huyện phía Nam của tỉnh, gắn phát triển đô thị với xây dựng nông thôn mới, từng bước xây dựng các đô thị xanh, thông minh.
Các tuyến cao tốc là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại Lâm Đồng (ảnh minh họa)
Sẽ có 3 tuyến cao tốc kết nối từ Lâm Đồng đến Đồng Nai, Nha Trang, Đắk Lắk?
Bên cạnh việc xác định những mục tiêu cụ thể về phát triển đô thị, Tỉnh ủy Lâm Đồng cũng đã xác định, tập trung đầu tư xây dựng các đô thị chức năng khu vực, dự án công trình trọng điểm để thu hút nguồn lực, tạo động lực phát triển hệ thống đô thị của tỉnh bền vững, hiện đại và đồng bộ.
Cụ thể, Lâm Đồng sẽ phát triển các chương trình, dự án trọng điểm của tỉnh, làm động lực chính phát triển lan tỏa trong toàn tỉnh, trong đó tập trung ưu tiên đầu tư các dự án có vai trò tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo từng lĩnh vực.
Trong đó, ưu tiên phát triển hạ tầng kỹ thuật khung kết nối với quốc tế, quốc gia và vùng gồm: Nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không Liên Khương từ cấp 4D lên cấp 4E; xây dựng khôi phục tuyến đường sắt Đà Lạt - Tháp Chàm; các tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương; Liên Khương - Nha Trang, Liên Khương - Buôn Ma Thuột.
Cùng với đó là các tuyến Quốc lộ 20, 55, 27, 27C, 28, 28B và đường Trường Sơn Đông, hệ thống các tuyến đường tỉnh, các tuyến giao thông kết nối đô thị, kết nối liên vùng của thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc, đô thị Đức Trọng và một số huyện.
Tỉnh cũng kiến tạo mô hình phân bổ không gian phát triển đô thị, khu vực hiệu quả, bền vững, hình thành được các vùng kinh tế động lực, các trung tâm kinh tế, đô thị chức năng, động lực gắn với tiềm năng, thế mạnh của từng vùng (du lịch, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp), mạng lưới kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, kết nối giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn.
Qua đó tạo điều kiện cho kinh tế tăng trưởng, phát triển mạnh và bền vững để Lâm Đồng trở thành đầu mối giao thương quốc tế, quốc gia và 3 vùng kinh tế trọng điểm là vùng Tây Nguyên, vùng Thành phố Hồ Chí Minh và vùng Duyên hải Nam Trung bộ,…
-
Bổ sung 3.761 tỉ đồng vốn cho dự án coa tốc Bảo Lộc – Liên Khương
Tỉnh ủy Lâm Đồng vừa ra Nghị quyết thống nhất điều chỉnh nguồn vốn và khả năng cân đối vốn cho Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương theo phương thức đối tác công tư (giai đoạn 1). Trong đó, ngân sách địa phương sẽ cân đối bổ s...
-
Báo cáo Thủ tướng phương án đầu tư cao tốc Nha Trang – Đà Lạt trước ngày 30/10
Đó là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đối với Bộ Giao thông Vận Tải và các cơ quan liên quan về đề xuất phương án đầu tư tuyến cao tốc Nha Trang – Đà Lạt của hai tỉnh Khánh Hòa và Lâm Đồng....
-
Giá đất trung tâm Đà Lạt cao nhất gần 73 triệu đồng/m2
Theo bảng giá đất mới của tỉnh Lâm Đông vừa mới được ban hành, khu Hòa Bình – trung tâm TP. Đà Lạt có mức giá cao nhất gần 73 triệu đồng/m2.