10/04/2011 11:27 AM
Thị trường này đang rơi vào tình trạng thiếu vốn như đã diễn ra vào cuối năm 2008, đầu năm 2009. Mức giá hàng hóa chung tăng gần 2% mỗi tháng, trong khi đó mức giá nhà ở hàng tháng có xu hướng giảm. - Các chuyên gia nhận định.

Thị trường Bất động sản thiếu vốn

Đó là đánh giá của GS. TS Khoa học Đặng Hùng Võ về ngữ cảnh của thị trường BĐS đầu nămm 2011 .

Thị trường này đang rơi vào tình trạng thiếu vốn như đã diễn ra vào cuối năm 2008, đầu năm 2009. Mức giá hàng hóa chung tăng gần 2% mỗi tháng, trong khi đó mức giá nhà ở hàng tháng có xu hướng giảm.

Như vậy, chính sách tiền tệ tăng lãi suất tín dụng đã giảm đầu tư thực sự vào khu vực chi phí sản xuất, làm cho độ "nóng" của thị trường giảm dần.

Ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường Bất động sản - Bộ Xây dựng, đã đưa ra những đánh giá khách quan về thị trường bất động sản trong năm 2011: "Thị trường Bất động sản tiếp tục trên đà phục hồi, ngăn chặn suy giảm kinh tế toàn cầu, tăng cường đầu tư vào lĩnh vực nhà ở, đặc biệt cho các đối tượng chính sách xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp. Trong 2 năm đã có hơn 1,5 triệu người được hưởng lợi từ chương trình này. Thị trường bất động sản cũng đang phát triển ổn định hơn."

Thị trường BĐS vẫn thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, trong đó đầu tư nước ngoài tăng gần 40%.

Hơn 700 sàn giao dịch trên cả nước đang hoạt động. Hệ thống môi giới, định giá BĐS ngày càng phát triển, càng làm tăng thêm tính công khai, minh bạch trên thị trường.

Tuy có sự phục hồi nhưng thị trường bất động sản vẫn chưa bền vững và ổn định, cơ cấu hàng hóa mất cân đối. Nhà chung cư, nhà cho thuế chiếm tỉ trọng nhỏ so với diện tích nhà ở tại các đô thị.


Tiến độ triển khai dự án bất động sản chậm, chủ yếu còn dựa vào tín dụng và nguồn vay của thị trường. Một khi sự tăng trưởng tín dụng chậm và vốn vay bị siết chặt thì sẽ càng khó khăn hơn.

Hiện tượng đầu cơ kích giá tại một số khu vực như chân núi Ba Vì, Đông Anh, Sóc Sơn,... trong thời gian qua càng làm cho mức nóng của thị trường tăng lên đáng kể.

Nhận định mới mẻ cho thị trường BĐS 2011

Triển vọng trung hạn và dài hạn cho thị trường BĐS 2011, tốc độ đô thị hóa đạt 30%. Các chuyên gia cho rằng thị trường BĐS sẽ thăng hoa khi tốc độ đô thị hóa đạt mức 30 - 70%, tập trung vào nhu cầu cải tạo nhà ở.

Siết chặt tiền tệ để không ảnh hưởng nhiều đến nguồn cung của thị trường và ngày càng chứng tỏ là thị trường quan trọng để điều tiết tiền tệ.

Quyết định chủ trương giải pháp chấn chỉnh đồng bộ thị trường, đề ra các tiêu chí cho vay bất động sản, tránh gây "bong bóng", đầu tư vào những nhu cầu quá cao của thị trường. Đồng thời hạn chế, tiến đến chấm dứt sử dụng tiền mặt trong giao dịch bất động sản và hình thành sớm nhiều hơn nữa những dự án.

Để tạo ra diễn biến tốt cho thị trường BĐS, ông Đặng Hùng Võ cho rằng, việc tìm thấy nguồn vốn mới cho thị trường là giải pháp hàng đầu, trong đó quan trọng nhất là luồng vốn tín dụng từ các ngân hàng nước ngoài.

Gần đây, nhiều nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm tới thị trường bất động sản nhà ở đầy tiềm năng của Việt Nam. Để tạo thuận lợi cho giải pháp vốn này, một mặt cần ưu đãi về tiếp cận đất đai cho các nhà đầu tư nước ngoài, mặt khác cũng phải tìm cách nâng cao hiệu quả đầu tư của FDI vào thị trường bất động sản nhà ở.

Có thể thấy một thực tế rằng, thị trường bất động sản nước ta không đồng đều giữa các vùng. Thị trường ở Hà Nội không phải chỉ cho người dân ở Hà Nội mà còn cho cả nước.

Trong khi đó, theo ông Lương Trí Thìn- Chủ tịch HDDQT- TGĐ Tập đoàn Đất Xanh, các tỉnh thành trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam có tiềm năng to lớn và đang được khai thác sử dụng, làm tăng cơ hội và là điểm đến của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Dù còn nhiều lo ngại về thị trường chưa bền vững và thiếu ổn định nhưng toàn cảnh thị trường bất động sản 2011 vẫn chỉ ra nhiều tín hiệu lạc quan với các nhà đầu tư và những ai quan tâm tới lĩnh vực này.

Cafeland.vn - Theo VEF
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: cafeland