Khi việc di dời các trường đại học (ĐH) ra ngoại thành còn đang được bài cãi thì dự án khu Đô thị ĐH Phố Hiến đã thu hút được nhà đầu tư bất động sản về đây xây dựng cơ sở.
Ảnh: Nhadat
Mới quy hoạch, đất đã "sốt"
"Đại dự án" cụm Trường ĐH Phố Hiến được quy hoạch với tổng diện tích 1.000ha, trên địa bàn của 6 phường, xã: Hiến Nam, An Tảo, Trung Nghĩa, Liên Phương, Thủ Sỹ, An Viên. Tuy dự án mới còn trên giấy nhiều người đã đổ xô đến đây tìm mua đất.
Ngay khi có thông tin Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt dự án thì giá đất lại "nhảy" lên nấc thang mới. Người dân đổ về TP.Hưng Yên với hi vọng mua được đất trong quy hoạch giá thấp ngồi chờ "hốt" tiền!
Những ngày này, ở Hưng Yên đâu đâu cũng xôn xao chuyện mua bán đất. Giá đất liên tục được đẩy lên, tăng 20-30%, thậm chí tại xã Liên Phương đất đã tăng gấp đôi. Chưa có thông tin rõ ràng từ các trường ĐH từ Hà Nội chuyển về Phố Hiến thì một "cò" đất tên Trung đã tung tin: Tháng 6/2011, trường ĐH GTVT sẽ khởi công xây dựng gần khu trường Đại Nam đang xây dựng.
"Giá đất Hưng Yên mới đấu giá mặt đường Triều Dương xong, hiện nay công ty tôi rao bán 1,7 tỷ đồng /lô 80m2", ông Trung tư vấn. "Nếu mua đất ở khu vực này để "lướt sóng" chừng nửa năm nữa giá sẽ tăng 30-50% là chuyện bình thường"- Người đàn ông này cũng cho biết thêm.
Nếu như khoảng hơn một năm trước với 400-600 triệu đồng, người ta cũng có thể sở hữu một miếng đất trong ngõ của xã Liên Phương, nhưng giờ đất ở đây đã tăng gấp đôi. Thực chất, những người mua đất ở Hưng Yên, quanh Khu đô thị ĐH Phố Hiến đa phần là những người ở nơi khác mua "găm" đất để chờ cơ hội giá lên cao hơn để bán kiếm lời.
Nhìn nhận về vấn đề này, các chuyên gia về bất động sản đều nhận định: Sở dĩ đất ở TP.Hưng Yên lên "cơn sốt" bất thường cũng là do giới đầu cơ tự "làm giá" với nhau. Để đẩy "cơn sốt" lên cao, họ đã sử dụng chiêu "găm" đất, tung tin đồn. Hậu quả là, người thực sự có nhu cầu thì không mua nổi do giá quá cao, trong khi đất thì vẫn bỏ hoang.
Người mua đi, bán lại chủ yếu là giới đầu cơ còn người có nhu cầu thực tế lại không đủ khả năng mua đất ở đây. Và như vậy, chỉ những "cò" đất có lợi khi giá đất "sốt", còn những nhà đầu tư nên cẩn thận với giá đất ảo, bởi nguy cơ rủi ro cho việc đầu tư đất giá cao là nhãn tiền vì đầu vào thì có nhưng đầu ra bị bế tắc.
Đất sạch ở xa vẫn hút trường
Ông Nguyễn Việt Châu - Hội Kiến trúc sư Việt Nam - đơn vị tổ chức lựa chọn thiết kế cho khu đô thị Phố Hiến cho biết: "Hiện nay đang bắt đầu phát động cuộc thi Thiết kế cho khu đô thị ĐH Phố Hiến - Hưng Yên. Đến nay đã có 12 đơn vị quốc tế và 2 đơn vị trong nước gửi thiết kế để dự thi, các đơn vị này đang xuống Phố Hiến để thực địa và kiểm tra. Đây là một trong số rất nhiều dự án đang được triển khai vì nhu cầu bức xúc của một số trường ĐH. Có 4 trường là ĐH Thương mại, GTVT và Thủy Lợi đang xếp hàng để xin giới thiệu đất ở khu vực này và trường ĐH Chu Văn An đang tiến hành san lấp đất. Hiện nay khu này được xây dựng nhằm quy tập một số trường ĐH được giải tỏa ra khỏi khu đô thị Hà Nội, các trường ĐH mới. Dự kiến sẽ có khoảng 10-16 trường ĐH ở đây, cho chừng 8 vạn sinh viên và 1 vạn cán bộ giảng dạy".
GS.TS Nguyễn Quang Kim - Hiệu trưởng trường ĐH Thủy lợi Hà Nội cho biết, trước đây trường có dự án do ADB (Ngân hàng đầu tư Asean) cấp kinh phí cho thực hiện mở rộng trường và dự án này được phê duyệt ở Chương Mỹ, Hà Nội. Mặc dù hiện nay phương án đó vẫn chưa bị hủy bỏ nhưng chi phí cho đền bù hỗ trợ việc giải phóng mặt quá lớn do Chương Mỹ sáp nhập vào Hà Nội. Do vậy, trường đã xin phép Bộ vào khu ĐH Phố Hiến.
Ông Kim cho biết, ở đây có nhiều điều kiện thuận lợi hơn, không phải mất tiền đền bù và có mặt bằng sạch để xây dựng. Với trường hợp của ĐH Thủy lợi thì không phải di chuyển mà là đầu tư mở rộng, gần như là xây dựng phân hiệu 2 của nhà trường.
Đề
án khu đô thị ĐH Phố Hiến sẽ có một số phần cơ sở hạ tầng được xây dựng
chung như một phần ký túc xá, khu thể dục thể thao, thư viện trung tâm,
khu hội nghị quốc tế ... Đại diện trường ĐH Thủy lợi cho biết là một
trường đi trước, nên chắc trường sẽ phải triển khai một số hạng mục
trước. Khi khu đô thị được hoàn chỉnh sẽ có một không gian phù hợp với
việc học tập, nghiên cứu...