Trung
tuần tháng 4, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chủ trương đầu tư xây dựng
tuyến đường trục Tây Thăng Long đoạn qua địa phận huyện Đan Phượng và
huyện Phúc Thọ. Theo quy hoạch trục Tây Thăng Long có tổng chiều dài
khoảng 23km, là tuyến kết nối khu vực Tây Hồ Tây và phía Bắc cầu Thăng
Long với Khu đô thị Sơn Tây.
Theo
nhận định của giới đầu tư bất động sản, trục Tây Thăng Long có
nhiều điểm giống với trục Hồ Tây - Ba Vì bởi đều có điểm nối
từ Tây Hồ với thị xã Sơn Tây. Nếu như đúng kịch bản dự đoán thì
đây là trục định hướng việc phát triển của Thủ đô về phía Tây. Trục này
sẽ là trục duy nhất và định hướng về tổ chức không gian cảnh quan, kết
nối giữa cái mới và cái cũ, là trục văn hóa, lịch sử. Nhiều nhà đầu
tư bất động sản đang đạt nhiều kỳ vọng vào những đột biến
mới về giao thông khi trục Tây Thăng Long được triển khai.
Mặc
dù quy hoạch tổng thể dự án cũng như chỉ giới đường đỏ vẫn là một
ẩn số, nhưng với nhiều nhà đầu tư thì đây là cơ hội vàng để mua
đất chạy trước thông tin quy hoạch. Điều này cũng giải
thích vì sao chỉ trong một thời gian ngắn cơn sốt đất tại Ba
Vì, Sóc Sơn trước đây đã làm chấn động giới đầu tư bất động
sản.
Anh
Nguyễn Hải – thôn Võng Xuyên (Phúc Thọ, Hà Tây), cho biết năm ngoái giá
đất xã Võng Xuyên khoảng 2-3 triệu đồng/m2 nhưng từ sau tết giá tăng
lên khoảng 7-7,5 triệu đồng/m2, tại các lô đất mặt đường to giá trên 15
triệu đồng/m2. Sở dĩ đất tại một số thôn tại huyện Phúc Thọ tăng mạnh là
do có tin đồn là trục đường Hồ Tây sẽ chạy qua khu vực này. Nếu đúng
như quy hoạch thì xã Võng Xuyên và xã Phương Độ chỉ cách trục này khoảng
50m. Vì vậy, nhiều người muốn đi trước đón đầu để mua vào. Bản đồ Quy hoạch trục phát triển Tây Thăng Long
Dạo qua các văn phòng nhà đất dọc tuyến đường 32, giá đất tại huyện Đan Phượng đã tăng gấp 2-3 lần so với cuối năm ngoái một phần do trục đường 32 đang trong giai đoạn hoàn thiện, phần nữa liên quan đến thông tin quy hoạch trục Tây Thăng Long dự kiến chạy qua đấu nối đoạn cuối Hoàng Quốc Việt kéo dài. Hiện tại, đất thổ cư xã Thọ Xuân gần thị trấn Phùng gần đường Hoàng Quốc Việt kéo dài tăng 4 triệu đồng/m2 lên mức 12 triệu đồng/m2. Đất chia lô, dãn dân sát đường Hoàng Quốc Việt giá 40 triệu đồng/m2 trong khi đó năm ngoái giá đất tại khu giãn dân khoảng 15-20 triệu đồng/m2.
Đất tại thôn Bắc Hà, xã Thọ An khoảng 10-13 triệu đồng/m2, xa đường vành đai 4 khoảng 1,5 km đất thổ cư xã Liên Hồng đang được chào bán mức giá 8 triệu đồng/m2….
Anh Lại Văn Thiệu – văn phòng nhà đất Tây Đô (trục đường 32) cho biết, hiện tại giá đất thổ cư quanh khu vực huyện Hoài Đức, Đan Phượng sau một thời gian tăng khá mạnh thì đã bắt đầu có dấu hiệu chững lại.
“Thời
điểm này, tôi nghĩ bất động sản khó có được cơn sốt giá vì
người mua đất đã đón quy hoạch họ đã mua từ khá lâu, khoảng 1 năm
trước, bây giờ khi có thông tin về quy hoạch các trục đường mới
nhân cơ hội này để bán ra”, anh Thiệu chia sẻ.
Theo
anh Thiệu, lâu nay trên thị trường bất động sản đã xuất hiện
nhiều đội "lướt sóng" chuyên nghiệp. Họ thường đánh
sóng khắp 4 phía ở Hà Nội. Hiện tại, sau khi tháo chạy
khỏi Sóc Sơn, các nhóm này đã chuyển hướng về mua đất dọc
trục Tây Thăng Long. Họ thường gom các mảnh đất thổ cư rộng có
giá rẻ dưới 10 triệu đồng/m2. Tuy vậy, nhưng hiện tại lượng
hàng giao bán không nhiều như thời điểm trước, đặc biệt những
mảnh đất vị trí đẹp, đường to cũng ít người chào bán.
Lý
giải về việc này, trên thị trường ngày càng có nhiều nhà đầu
tư chạy theo quy hoạch mua bán bất động sản ven nội thành, ông
Phạm Thanh Hưng - Phó tổng giám đốc công ty cổ phần tư vấn bất
động sản Cengroup cho rằng, trong bối cảnh lạm phát tăng cao,
đồng tiền mất giá, để giữ tiền nhiều nhà đầu tư quyết định
"găm" vào đất. Với những nhà đầu tư eo hẹp về tài chính họ
buộc phải lựa chọn những vị trí xa hơn đặc biệt những nơi dự
kiến có đột biến về giao thông.
"Tôi ví dụ đơn giản, như
khu vực Trung Hòa - Nhân Chính, 10 năm trước giá đất quanh khu
vực khoảng 15-20 triệu đồng/m2 nhưng hiện tại giá đất tại đó
đã lên vài trăm triệu đồng/m2. Vì vậy, chẳng có lý do gì không
đầu tư các loại đất ven nội thành có mức giá "mềm" ông Hưng
nói.
Như
đã thành thông lệ, trước những dự án giao thông lớn chuẩn bị được
triển khai, bao giờ giới đầu tư BĐS cũng kỳ vọng rằng, họ sẽ thu lợi
nhuận cao khi quy hoạch chính thức được triển khai. Chính vì thế, trong
thời gian vừa qua đất tại hai huyện Đan Phượng và Phúc Thọ đã lên giá
một cách bất thường.
Đan
Phượng là một huyện nhỏ của thành phố Hà Nội, nằm ở phía tây bắc trung
tâm thành phố Hà Nội, tại khoảng giữa của trục đường quốc lộ 32 từ trung
tâm Hà Nội đi Sơn Tây. Phía đông giáp các huyện Đông Anh (ranh giới tự
nhiên là sông Hồng) và Từ Liêm. Phía nam giáp huyện Hoài Đức. Phía tây
giáp huyện Phúc Thọ. Phía bắc giáp huyện Mê Linh (ranh giới tự nhiên là
sông Hồng). |