Có rất ít chủ đầu tư đồng ý thương lượng đàm phán các điều khoản trong các hợp đồng này với khách hàng, nên khách hàng không có điều kiện để đảm bảo quyền lợi của mình khi góp vốn, cho vay vốn, hợp tác kinh doanh.
Mặt khác, khuôn khổ pháp lý về kinh doanh bất động sản dưới hình thức ký kết các hợp đồng này chưa được hoàn chỉnh khiến quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng chưa được chặt chẽ, đặc biệt là các cá nhân có nhu cầu đầu tư hoặc mua nhà để ở.
Khu đất dự án Tincom
Chị Nguyễn Phương Nhung (Hoàng Mai, Hà Nội) cho hay: Vào thời điểm năm 2009, tôi và rất nhiều người dân vì tin theo lời quảng cáo của chủ đầu tư là Công ty TNHH Nam Đại Phong và Công ty Cổ phần đầu tư và Thương mại Thăng Long nên đã ký hợp đồng mua căn hộ Tincom – Pháp Vân dưới hình thức góp vốn.
Số tiền trên được nộp vào tài khoản cho công
ty Cổ phần đầu tư và quản lý tài sản Thế hệ mới (địa chỉ nhà A27, Nơ 6, Khu
đô thị Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội).
Theo như hợp đồng mà chị Nhung kí kết với ông Nguyễn Đình Đại – Chủ tịch
HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư và quản lý tài sản Thế hệ
mới, để mua được căn hộ 85,6m2 tại khu Tincom - Pháp Vân, chị phải đóng toàn
bộ số tiền là 1.369.600.000 đồng. Toàn bộ số tiền trên sẽ được đóng chia làm
8 đợt.
Vì nóng ruột cần có một ngôi nhà để ở, chị Nhung và nhiều hộ dân đã ký vào
"hợp đồng ủy thác đầu tư", “Hợp đồng góp vốn đầu tư” - một dạng biến tướng
của hợp đồng huy động vốn.
Theo hợp đồng này, chị và nhiều người dân đã tiến hành đóng tiền cho phía
Công ty cổ phần đầu tư và quản lý tài sản thế hệ mới với 3 đợt. Tháng
11/2009, đóng đợt 1 với số tiền tương đương 20% giá trị hợp đồng.
Tiếp đó, vào tháng 4/2010, phía công ty lại
tiếp tục huy động tiền lần 2 với số tiền huy động chiếm 10% giá trị hợp
đồng. Đến tháng 10/2010, công ty huy động thêm lần nữa với số tiền tương ứng
10% giá trị hợp đồng.
Như vậy, từ cuối năm 2009 đến tháng 10/2010, phía Tincom - Pháp vân đã tiến
hành huy động vốn của người dân. Phía Tincom đã không trực tiếp đứng ra huy
động vốn mà giao cho các "vệ tinh" của mình là Công ty Cổ phần đầu tư và
quản lý tài sản thế hệ mới, Công ty Cổ phần đầu tư và Thương mại Hưng
Long... đứng ra huy động vốn của người dân.
Cũng theo chị Nhung, nhận thấy dự án có dấu hiệu huy động vốn trái phép và chiếm dụng vốn, người dân đã liên hệ với chủ đầu tư và công ty ký hợp đồng huy động vốn nhưng từ đó đến nay, người dân vẫn chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng về việc bao giờ sẽ có giấy phép xây dựng, bao giờ công ty xong phần móng, bao giờ sẽ được bàn giao nhà…?
Không tìm được tiếng nói chung, những người tham
gia góp vốn đã xin được rút vốn. Tuy nhiên, phía chủ đầu tư cũng như công ty
ký hợp đồng huy động vốn lại không đồng ý với lý do: khi nào bán cho khách
hàng khác sẽ trả lại tiền.
Yêu cầu chủ đầu tư dự án dừng thi công
Theo bà Ngô Thị Thu Hằng – Phó chủ tịch xã Tứ Hiệp (Thanh Trì, Hà Nội), sau
khi kiểm tra các hồ sơ, thủ tục về dự án Tincom – Pháp Vân, phát hiện thấy
dự án này chưa được Sở Xây dựng cấp phép xây dựng mà phía chủ đầu tư vẫn
tiến hành đưa máy móc vào đào đất, chính quyền sở tại đã yêu cầu chủ đầu tư
dừng thi công. Chỉ đến khi nào được phép của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy
phép xây dựng, phía chủ đầu tư mới được tiến hành xây dựng.
Phó chủ tịch xã Tứ Hiệp cũng rất bất ngờ khi có hàng chục người đã ký hợp
đồng góp vốn với đại diện hợp pháp của chủ đầu tư.
“Đôi khi người dân vì không hiểu biết nên đã
rơi vào cái bẫy. Dự án chưa xong phần móng, chưa có giấy phép xây dựng thì
làm sao được phép huy động vốn” – Phó chủ tịch xã Tứ Hiệp cho hay.
Ông Nguyễn Đình Đại – Phó chủ tịch HĐQT, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần
tập đoàn đầu tư và thương mại Thăng Long, chủ đầu tư xây dựng khu chung cư
Tincom – Pháp Vân cho hay: Hiện công ty đang tiến hành các thủ tục để xin
được cấp phép xây dựng khu chung cư này. Dự kiến tháng 12/2011 sẽ tiến hành
thi công.
Ông Nguyễn Đình Đại – Phó chủ tịch HĐQT, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần tập đoàn đầu tư và thương mại Thăng Long, chủ đầu tư xây dựng khu chung cư Tincom – Pháp Vân
Cũng theo ông Đại, khu đất xây dựng chung cư Tincom – Pháp Vân trước là nhà xưởng sản xuất bao bì thuộc quản lý của công ty Nam Đại Phong. Được phép của UBND TP Hà Nội, phía công ty Nam Đại Phong và Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Thăng Long đã tiến hành xây dựng khu chung cư Tincom – Pháp vân. Khu nhà ở chung cư này gồm 29 tầng với 504 căn hộ.
Lý giải về vấn đề: Tại sao khi chưa xây dựng xong phần móng, chưa được Sở Xây dựng cấp phép xây dựng mà vẫn tiến hành huy động vốn, ông Đại cho rằng: “Đây không phải là những hợp đồng huy động vốn mà là hợp đồng “hợp tác”.
Theo đó, chỉ có cán bộ trong công ty mới được quyền góp tiền vào để đầu tư xây dựng khu chung cư, nhà ở này. Một số người thân của cán bộ công ty, do đã được người trong công ty cam kết bảo lãnh nên mới được quyền góp vốn. Tất cả đều tự nguyện”.
Về vấn đề một số hộ dân có nhu cầu rút lại
vốn, ông Đại cho hay: Phía công ty chưa trực tiếp nhận được ý kiến xin rút
vốn. Nhưng nếu ai có nhu cầu rút lại vốn, công ty sẽ tạo điều kiện trả lại
toàn bộ số tiền trên.
Hợp đồng hợp tác, góp vốn hay ủy thác đầu tư…, chung quy lại, bản chất của
nó vẫn là nhưng hợp đồng huy động vốn. Theo quy định của Luật Kinh doanh bất
động sản và Luật Nhà ở, để được phép huy động vốn, dự án đầu tư phải hoàn
thành xong phần móng công trình, phải có các thủ tục và được các cấp có thẩm
quyền cho phép.
Trong khi đó, dự án Tincom – Pháp Vân đến
thời điểm hiện taị, vẫn là một bãi cỏ trống, chưa được cấp phép xây dựng,
thế nhưng chủ đầu tư bằng mọi cách đã tiến hành huy động vốn của người dân
và “ngâm” nhiều năm nay.