Chợ Già tại xã Hoằng Kim, Hoằng Hóa, Thanh Hóa có vốn đầu tư 14 tỷ đồng đã bỏ hoang gần 2 năm nay do người dân nhất quyết không tới họp.
Kiên quyết bỏ chợ tiền tỷ để bám chợ lụp xụp
Tháng 12/2011 UBND tỉnh Thanh Hóa có quyết định giao 5.155m2 đất tại xã Hoằng Kim (huyện Hoằng Hóa) cho Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Thương mại Việt Hung (Công ty Việt Hung) để đơn vị này xây dựng một ngôi chợ mới, phục vụ cho nhu cầu buôn bán của người dân địa phương.
Tới tháng 10/2012, công trình chợ Già mới được hoàn thành với tổng số vốn đầu tư lên tới 14 tỷ đồng. Tuy nhiên, từ đó đến nay, ngôi chợ ngày vẫn bỏ hoang.
Theo tìm hiểu của phóng viên, các tiểu thương xã Hoằng Kim kiên quyết không về họp tại chợ mới mà bám trụ lại ngôi chợ Già đã cũ, lụp xụp nằm cách đó không xa.
Chợ Già xây xong bỏ hoang.
Lý do được các tiểu thương đưa ra là mức phí thuê gian hàng tại chợ mới quá cao so với thu nhập của họ.
Bên cạnh đó, cách chợ Già mới chỉ khoảng 100m là chợ của xã bên Hoàng Trung. Vì vậy, các tiểu thương cho rằng ngôi chợ mới này không thuận lợi cho việc buôn bán.
“Hàng chục năm nay, người dân chúng tôi vẫn buôn bán tại chợ Già cũ. Khi chợ Già mới được xây dựng, ban đầu chúng tôi nghĩ chợ mới có cơ sở vật chất tốt nên cũng đồng ý chuyển về và đã nộp tiền đặt cọc để thầu các gian hàng.
Nhưng sau đó phía chủ đầu tư đưa ra nhiều loại phí thu quá cao. Không đồng tình với các khoản thu như vậy nên chúng tôi đồng loạt rút hết tiền đặt cọc và chuyển về khu chợ cũ để họp,” bà Lê Thị Soạn, 68 tuổi, một tiểu thương lâu năm tại chợ Già cho biết.
Theo các tiểu thương, phần lớn họ đều coi chợ Già là nơi trao đổi hàng hóa giữa những người dân địa phương với nhau. Hàng hóa là những mặt hàng thiết yếu như rau củ quả, thịt cá, quần áo… Bởi vậy, nếu ban quản lý chợ thu phí quá cao thì họ không thể kinh doanh có lãi.
Một góc của chợ Già mới bỏ hoang.
“Tại chợ cũ này hiện nay mức phí chúng tôi phải đóng hàng tháng chỉ 25.000 đ/tháng. Nếu chuyển xuống chợ mới thì cao hơn nhiều, 200.000 đ/tháng. Đó là chưa kể các phí khác như: phí quét chợ, vệ sinh, điện nước...
Buôn bán nhỏ lẻ như chúng tôi thế này, cả ngày số lãi thu được chỉ vài chục nghìn. Nếu đóng phí chợ cao, chúng tôi lỗ to đừng nói là có lãi,” chị Lê Thị Phượng, 42 tuổi, buôn bán tại chợ Già nói.
Được biết, hiện tại chợ Già cũ có hơn 200 hộ tiểu thương kinh doanh. Sau khi rút tiền đặt cọc từ chủ đầu tư chợ mới, các tiểu thương đã góp tiền đầu tư sửa sang nền móng và nâng cấp hệ thống mái tôn kiên cố để tiếp tục kinh doanh trên nền chợ cũ.
Không tính tới nhu cầu của dân?
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Ngọc Quang - Chủ tịch UBND xã Hoằng Kim xác nhận việc chợ Già mới có vốn đầu tư hơn 10 tỷ đồng nhưng đã bỏ hoang từ gần 2 năm nay.
Theo ông Quang, chợ mới có cơ sở vật chất tốt, nhà cửa khang trang, lại gần đường quốc lộ nên có nhiều thuận lợi để bà con kinh doanh buôn bán. Tuy nhiên, dù chính quyền đã nhiều lần vận động nhưng các tiểu thương vẫn chưa đồng ý chuyển xuống khu chợ mới để kinh doanh.
Tiểu thương kiên quyết bám trụ tại chợ Già cũ.
Về vấn đề phí cao, ông Quang cho biết, phía Công ty Việt Hung đã thực hiện thu phí theo đúng quy định của tỉnh Thanh Hóa và mức phí mà chủ đầu tư đưa ra hiện tại đã giảm rất nhiều so với ban đầu.
Trong khi đó, ông Nguyễn Xuân Thu - Phó phòng Công thương huyện Hoằng Hóa cho rằng, việc chợ xây xong đã gần 2 năm mà vẫn chưa đi vào hoạt động là bởi trong quá trình đầu tư xây dựng chưa có sự thống nhất, đồng bộ từ chính quyền, chủ đầu tư với các hộ kinh doanh.
Theo ông Thu, ở đây có sự mâu thuẫn giữa nhu cầu của người dân và mong muốn thu hồi vốn của chủ đầu tư.
“Cái khó ở đây là chủ đầu tư bỏ ra số vốn lớn thì họ muốn đưa ra mức phí cao để sớm thu hồi vốn. Nếu thu thấp thì đến bao giờ họ mới thu hồi được. Nhưng ngược lại, với các hộ kinh doanh, nếu ban quản lí chợ thu phí cao thì họ lấy đâu lãi mà đến họp?” ông Thu nói.
Như vậy, có vẻ như khi xây dựng chợ Già mới, chính quyền địa phương và chủ đầu tư chưa tính tới nhu cầu thực tế của người dân. Trong khi người dân chỉ buôn bán nhỏ lẻ thì chủ đầu tư lại bỏ ra một số vốn lớn để xây dựng chợ.
Sau đó, để thu hồi vốn, chủ đầu tư buộc phải đưa ra một mức phí phù hợp. Tuy nhiên, mức phí này lại không phù hợp với việc buôn bán nhỏ lẻ của dân. Điều này dẫn đến việc người dân không ủng hộ và khu chợ mới khang trang đã phải để hoang gần 2 năm nay.
Đây có thể coi là một bài học trong việc đầu tư xây dựng các công trình xã hội có thu phí của Công ty Việt Hung và cả chính quyền địa phương.
Đinh Lê-Trương Nhung (VTC News)
VIP
Nhà Quận 10 Nguyễn Ngọc Lộc 4 tầng BTCT hoàn công đủ hẻm xe hơi.
4 tỷ 600 triệu- 38m2
Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0963141***
VIP
Bán shophouse Novaword Phan Thiết Mặt Tiền Biển Đẹp dãy Florida 1
7 tỷ 600 triệu- 120m2
Phan Thiết, Bình Thuận
Hôm nay
0917496***
VIP
Bán gấp nhà mặt tiền đường nhựa Củ Chi - Sân rộng, thổ cư 100%, giá tốt trước Tế
2 tỷ 350 triệu- 245m2
Huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0977407***
VIP
Chuyển nhượng 20.000m2 Khu Công nghiệp Gia Bình 2 - Bắc Ninh
140- 20000m2
Gia Bình, Bắc Ninh
Hôm nay
0976875***
VIP
Giỏ hàng giới hạn - Các căn biệt thự 10x22m. Giữ chổ sớm ưu tiên vị trí đẹp.
24 tỷ - 220m2
Huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0899300***
VIP
Ecopark Retreat Long An, Tuyệt tác lấy ý tưởng biệt thự giữa rừng thiên nhiên
8 tỷ - 100m2
Bến Lức, Long An
Hôm nay
0932449***
VIP
SUN PONTE RESIDENCE MẶT SÔNG HÀN VỚI GIÁ & CSBH CỰC KỲ ƯU ĐÃI
Thương lượng- 60m2
Sơn Trà, TP. Đà Nẵng
Hôm nay
0922156***
VIP
Sang lại Eaton Park 2PN góc tháp A6 lầu cao view Q1, mua đợt 1, mua sao bán vậy
9 tỷ 800 triệu- 78m2
Quận 2, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0962930***
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.