Trong khi đó, chính quyền địa phương cho rằng đất do Công ty lâm nghiệp quản lý, UBND xã không có thẩm quyền giải quyết, còn Công ty lâm nghiệp thì không nắm cụ thể nên không báo cáo cơ quan có thẩm quyền phối hợp giải quyết.Những căn nhà xây dựng trái phép trên đất lâm nghiệp vẫn ngang nhiên tồn tại thách thức cơ quan chức năng.
Chỉ cho chúng tôi ngôi nhà rộng chừng hơn trăm mét vuông, một số hộ dân cho biết đó là một trong những căn nhà được xây dựng trái phép trên đất lâm nghiệp do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp M’Drắk quản lý thuộc thôn 3, xã Krông Á, huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk. Theo phản ánh của người dân thì đây là căn nhà thứ 2 mà ông Vũ Đình An xây dựng trên đất lâm nghiệp. Căn nhà nằm ngay đường liên thôn, cách UBND xã Krông Á không xa, người dân địa phương cũng đã nhiều lần kiến nghị lên UBND xã, nhưng không được giải quyết. Bà Hoàng Thị Nết - Thôn trưởng Thôn 3, xã Krông Á, huyện M’Drắk, Đắk Lắk nói: Bà con biết việc lấn chiếm đất, xây dựng nhà ở trên đất lâm nghiệp là vi phạm pháp luật nhưng vì thiếu đất nên không còn cách nào khác, hộ ông An làm nhà người dân và thôn có phản ánh, nhưng bảo là đất rừng, người ta đã trồng cây nhiều năm, bây giờ họ làm nhà thì thôi. Cũng biết là đất của lâm trường rồi nhưng việc xử lý là rất khó. Nạn xây nhà trái phép trên đất lâm nghiệp ngày càng nhiều hơn
Làm việc với Ông Nguyễn Công Cường - Chủ tịch UBND xã Krông Á (huyện M’đrăk, tỉnh Đắk Lắk) cho biết: Do địa bàn rộng, người dân sống rải rác nên việc quản lý gặp nhiều khó khăn, đa số các trường hợp người dân lấn chiếm nằm trên diện tích đất lâm nghiệp, một số diện tích đã giao cho địa phương quản lý thì người dân đã lấn chiếm xây nhà trước đó nên rất khó xử lý. Còn một số diện tích chưa giao về cho địa phương quản lý thì UBND xã không thể tự ý xử lý mà phải là Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp M’Đrắk trực tiếp xử lý ban đầu, nếu cần sự can thiệp của chính quyền thì Công ty phải đề xuất để phối hợp giải quyết.
Hơn nữa công tác bàn giao chưa cụ thể, quản lý không chặt chẽ, đển một số hộ dân lấn chiếm sử dụng trái phép, gây khó khăn cho công tác quản lý, tạo dư luận không tốt trong xã hội. Tại các cuộc họp, hội nghị có tuyên truyền người dân trả lại diện tích lấn chiếm, nghiêm cấm xây dựng nhà ở các công trình trên đất lâm nghiệp nhưng không hiệu quả.
Cũng theo lãnh đạo UBND xã Krông Á, sau khi có phản ánh của người dân UBND xã cũng đã mời hộ ông An lên làm việc và cử cán bộ xã đến vận động gia đình dừng xây dựng, gia đình ông An cũng đã dừng trong một thời gian, sau đó lại tiếp tục xây dựng. UBND xã đã có báo cáo lên UBND huyện M’Drắk. Trong quá trình kiểm tra thì diện tích đất của ông An xây dựng thuộc Công ty lâm nghiệp quản lý, UBND xã chưa nhận bàn giao nên khó giải quyết, trong khi Công ty thì không chuyển hồ sơ sang để phối hợp giải quyết. UBND xã Krông Á có kiến nghị với Công ty lâm nghiệp về bàn giao cụ thể để xã quản lý đưa vào quy hoạch sử dụng đất nhưng chưa thực hiện được. Ông Nguyễn Công Cường cho biết thêm: Việc tổ chức cưỡng chế thì xã không thực hiện được, nên đã báo cáo lên huyện xử lý và UBND xã sẽ phối hợp giải quyết.
Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn xã Krông Á có 49 hộ dân lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép với tổng diện tích 40,5 héc ta, nằm ở các thôn: 1, 3 và 5, trong đó có 27 hộ lấn chiếm trên đất mà Công ty lâm nghiệp đã bàn giao về cho xã quản lý, còn lại 22 hộ dân lấn chiếm đất thuộc đất Công ty lâm nghiệp đang quản lý, trong đó một số hộ đã xây nhà ở từ lâu.
Về phía Cty TNHH MTV Lâm nghiệp M’Drắk cho biết, hiện tại số hộ dân lấn chiếm sử dụng và xây nhà trái phép trên đất lâm nghiệp đã diễn ra trong một thời gian dài, tuy nhiên về phía Công ty cũng chưa thể xử lý. Hiện tại Công ty cũng phối hợp với các ngành chức năng của huyện M’Drắk, trong đó UBND huyện M’Drắk trực tiếp đứng ra tổ chức rà soát, kiểm tra và có hướng chỉ đạo xử lý.
Trước thực trạng người dân lấn chiếm đất lâm nghiệp xảy ra một cách ngang nhiên, chính quyền địa phương và Công ty TNHH MTV lâm nghiệp M’Drắk cần có biện pháp cụ thể, thực hiện đúng vai trò, trách nhiệm của mình, có hành động cụ thể để ngăn chặn việc xây dựng nhà ở và các loại công trình trái phép trên đất lâm nghiệp. Tránh tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm trong nhiệm vụ bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp phục vụ công tác phát triển rừng nâng cao độ che phủ chống lại biến đổi khí hậu ngày diễn ra khốc liện như hiện nay.
-
Cao ốc sai phép ngay mặt đường cơ quan chức năng không phát hiện ra, Bộ Xây dựng nói gì?
Tại phiên chất vấn Quốc hội chiều 3/11, Đại biểu Nguyễn Thị Thuỷ (Bắc Kạn) đề cập tình trạng người dân sửa nhà trong ngõ sâu thanh tra xây dựng nắm được, trong khi công trình cao ốc ngay mặt đường sai phép, cơ quan chức năng lại không phát hiện ra....
-
Sở Xây dựng Bình Dương cảnh báo phạt thẳng tay chủ đầu tư “tái phạm”
Sở Xây dựng Bình Dương vừa gửi văn bản cảnh báo các chủ đầu tư các dự án, công trình xây dựng, Ban Quản lý các khu công nghiệp Bình Dương và UBND huyện, thị xã, thành phố về việc xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng....
-
Nâng mức tiền phạt trong xây dựng, Uỷ ban MTTQ nói gì?
Chiều 25.5, bà Nguyễn Lan Hương, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội chủ trì hội nghị phản biện xã hội đối với Dự thảo Nghị quyết quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩn...