Theo đó, ngày 9.8.2021, ITC sẽ ban hành Báo cáo các thông tin quan trọng về thiệt hại (một dạng tóm tắt các nội dung chính của Kết luận điều tra về thiệt hại).
Đến ngày 16.8, ITC sẽ tổ chức Phiên tham vấn công khai để các bên liên quan có cơ hội bày tỏ quan điểm của mình về thiêt hại thực tế của ngành sản xuất trong nước. Các bên liên quan muốn tham dự và phát biểu cần đăng ký với ITC tại trước ngày 11.8.
ITC sẽ tổ chức họp trù bị vào ngày 12.8 để sắp xếp và xác nhận trình tự phát biểu tại phiên tham vấn công khai. Chỉ các bên được xác nhận có ý kiến trong phiên họp trù bị mới được phát biểu ý kiến trong phiên họp chính thức.
Cục Phòng vệ thương mại khuyến cáo các doanh nghiệp liên quan cần tuân thủ các hướng dẫn của ITC trong việc cung cấp thông tin, tài liệu, quy trình đăng ký tham gia phiên tham vấn công khai. Chuẩn bị kỹ lưỡng về nội dung, phiên dịch để đảm bảo hoàn thành phát biểu trong thời gian cho phép.
Đồng thời, cần tiếp tục liên lạc phối hợp với các đối tác nhập khẩu tại Đài Loan để theo dõi, cập nhật tình hình vụ việc và có phương án xử lý kịp thời.
Được biết, vụ việc xuất phát từ nguyên đơn là Hiệp hội Công nghiệp Gốm Đài Loan và Công ty TNHH Vật liệu Xây dựng Champion, thời kỳ điều tra từ 01.10.2019 - 30.09.2020.
Mặt hàng bị điều tra là Gạch men (Ceramic tiles – mã HS: 69041000003, 64049000006, 69072100212, 69072100221, 69072100310, 69072100329, 69072100418, 69072100427, 69072100515, 69072100524, 69072100613, 69072100622, 69072100711, 69072100720, 69072100917, 69072100926, 69072200211, 69072200220, 69072200319, 69072200328, 69072200417, 69072200426, 69072200514, 69072200523, 69072200612, 69072200621, 69072200710, 69072200729, 69072200916, 69072200925, 69072300210, 69072300229, 69072300318, 69072300327, 69072300416, 69072300425, 69072300513, 69072300522, 69072300611, 69072300620, 69072300719, 69072300728, 69072300915, 69072300924).
Vào tháng 10.2020, Đài Loan khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm gạch men có xuất xứ từ Việt Nam,Ấn Độ, Malaysia và Indonesia. Đến tháng 4.2021, Đài Loan áp thuế chống bán phá giá gạch ốp lát có xuất xứ 4 quốc gia, trong đó biên độ phá giá với doanh nghiệp Việt Nam từ 2,35% - 28,64%.
Đài Loan được biết đến là một thị trường có quy mô dân số chỉ hơn 23 triệu người nhưng là một trong những thị trường rất khó tính. Các sản phẩm gạch men gốm sứ muốn bán được vào thị trường Đài Loan luôn đòi hỏi chất lượng cao và mẫu mã với phong cách ảnh hưởng từ Trung Quốc (cổ) và Nhật Bản.
-
Đài Loan áp thuế bán phá giá gạch ốp lát Việt Nam lên đến 28,64%
CafeLand – Theo thông tin từ Cục phòng vệ thương mại, Cơ quan quản lý Tài chính Đài Loan (MOF) vừa có kết quả sơ bộ việc điều tra chống bán phá giá đối với gạch ốp lát có xuất xứ từ Việt Nam, Ấn Độ, Malaysia và Indonesia.
-
Xu hướng GẠCH ỐP LÁT KÍCH THƯỚC LỚN sẽ chiếm sóng của năm 2025?
Gạch ốp lát khổ lớn đang trở thành xu hướng mới trong ngành xây dựng, không chỉ tạo nên không gian thẩm mỹ đẳng cấp mà còn giúp tối ưu hóa chi phí và bảo vệ môi trường. Từ sàn nhà, tường nhà cho đến các công trình công cộng và trung tâm thương mại, g...
-
Xu hướng gạch ốp lát mới nhất 2025 dành cho ai chuẩn bị xây nhà
Xu hướng gạch ốp lát không ngừng thay đổi cùng những cách tân trong thiết kế nhà ở hiện đại. Năm 2025, hàng loạt mã gạch mới ra đời với tính năng kháng khuẩn, hiệu ứng tự nhiên và tính bền vững sẽ lên ngôi. Cùng tìm hiểu 5 xu hướng gạch ốp lát nổi bậ...
-
Gạch ốp lát “made in Vietnam” đứng TOP đầu thế giới về sản lượng, được Mỹ, châu Âu và cả ASEAN ráo riết săn đón
Các sản phẩm gạch ốp lát của Việt Nam hiện đã xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới như ASEAN, Đông Bắc Á, Mỹ, châu Âu...