Đại biểu Vũ Ngọc Anh (tổ Nam Từ Liêm) đặt vấn đề: theo báo cáo của cơ quan chức năng, đến nay đã dừng được 40/47 dự án, trong đó Sở KH&ĐT chấm dứt được 33/39 dự án, Sở TN&MT thu hồi được 7/8 dự án. Như vậy, còn 7 dự án chưa thực hiện thu hồi đất và thu hồi dự án, trong đó có một dự án được điều chỉnh kế hoạch để tiếp tục triển khai. Tức là đến thời điểm tháng 6/2019 còn sáu dự án chưa thực hiện nghiêm theo chỉ đạo của Thường trực HĐND TP và Chủ tịch UBND TP.
Đại biểu Ngọc Anh đề nghị Giám đốc Sở KH&ĐT cho biết nguyên nhân và bao giờ thực hiện xong việc dừng thực hiện đối với các dự án còn lại.
Đại biểu Trần Vân Hoa (tổ Tây Hồ) chất vấn, qua giám sát, có 38/78 dự án vi phạm đất có quyết định thu hồi đất với diện tích 990,4 ha. Đến nay, còn 18 dự án chưa được thu hồi trên thực địa. Đề nghị Giám đốc Sở TN&MT cho biết kế hoạch xử lý của UBND TP đối với 18 dự án này thế nào, bao giờ mới thu hồi? Lý do gì và rào cản nào khiến cho quyết định của thành phố không có hiệu lực, và phương án giải quyết là gì?
Trả lời chất vấn liên quan đến việc rà soát, dừng triển khai và chấm dứt hoạt động 47 dự án vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn, Giám đốc Sở KH&ĐT Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, tại báo cáo giải trình của UBND TP, trên cơ sở Thông báo số 18 của HĐND TP, UBND TP đã ban hành kế hoạch, giao rõ trách nhiệm cho các sở, ngành.
Dự án bỏ hoang nhiều năm tại huyện Mê Linh.
Sở KH&ĐT được giao nhiệm vụ rà soát lại 47 dự án, trong đó có 8 dự án nhà ở thuộc địa bàn huyện Mê Linh, giao Sở TN&MT chủ trì. Trong số 39 dự án còn lại, có 33 dự án đang được các sở, ngành, địa phương rà soát, báo cáo UBND TP để có hướng xử lý.
Theo ông Quyền, qua quá trình rà soát, có dự án tính pháp lý chưa đủ, một số sở ngành, địa phương chưa chủ động, nhiều chủ đầu tư chây ì, chưa nghiêm túc thực hiện, không báo cáo.
Việc xử lý dự án chậm tiến độ phải thực hiện đúng trình tự, xác định đúng nguyên nhân khách quan, chủ quan. Tuy nhiên, việc xác định nguyên nhân gặp nhiều khó khăn do kéo dài, thay đổi chính sách đất đai, quy hoạch, chính sách giải phóng mặt bằng (GPMB).
Vì vậy, để chấm dứt hoạt động của dự án, ông Quyền cho rằng cần phải cân nhắc, đối chiếu sai phạm, phù hợp quy định pháp luật để có cơ sở thu hồi, bởi một số dự án đang trong quá trình thanh tra, chờ kết luận thanh tra, có dự án chờ điều chỉnh chuyển đổi mục đích sử dụng đất nên vẫn phải chờ kết quả cuối cùng.
“Phải rà soát các văn bản, kiến nghị các bộ, ngành ban hành các văn bản hướng dẫn, giải quyết đồng bộ giữa các luật, giải quyết các dự án chuyển tiếp. Cùng với đó phải hoàn chỉnh các quy hoạch phân khu, đô thị, các quy hoạch chuẩn bị triển khai thực hiện, công bố các danh mục đầu tư, tăng cường thanh kiểm tra các dự án”, ông Quyền phát biểu.
Đối với 18 dự án vi phạm mà thành phố đã có quyết định thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai 2013, Giám đốc Sở TN&MT Nguyễn Trọng Đông cho biết, các trường hợp này chậm thực hiện GPMB, các tổ chức không phối hợp, không kê khai, kiểm đếm,đo vẽ để hội đồng GPMB quận huyện tiến hành GPMB, không cung cấp tài liệu, không bàn giao nhà xưởng…
Trước đây, theo quy định của Luật Đất đai 2013, cấp nào có quyết định thu hồi đất thì ra quyết định cưỡng chế, gây khó khăn cho các quận huyện trong tổ chức cưỡng chế vì việc ký quyết định cưỡng chế thuộc UBND TP. Đến 2017, Nghị định 01 của Chính phủ quy định việc ra quyết định này thuộc thẩm quyền UBND quận, huyện. Vì vậy, Sở kiến nghị các quận, huyện tổ chức GPMB với 18 dự án này. Nếu chủ đầu tư không phối hợp, thì tổ chức cưỡng chế theo quy định.
Điều hành phiên chất vấn, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Bích Ngọc đề nghị các sở ngành rà soát chính xác lại 18 dự án vi phạm trên để đảm bảo “đúng địa chỉ”. Nếu không nắm được chính xác thì không thể giải quyết những vướng mắc hiện nay.
-
Nhiều dự án của HUD “bỏ quên” trường học
CafeLand - TP. Hà Nội vừa có kết quả giám sát việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đối với các trường công lập và việc xây dựng trường học tại các khu đô thị trên địa bàn thành phố từ năm 2016 đến nay.
-
Chấm dứt hoạt động 30 dự án “ôm đất vàng” rồi bỏ hoang ở Hà Nội
CafeLand - Trong tổng số danh mục 383 dự án có sử dụng đất chậm tiến độ trên địa bàn Thành phố Hà Nội, đến nay đã chấm dứt hoạt động 30 dự án, đang thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động của 5 dự án.
-
Gần 130 dự án tại Hải Dương chậm tiến độ
Theo kết quả rà soát của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương, toàn tỉnh có 127 dự án ngoài khu công nghiệp chậm tiến độ.
-
Siêu dự án của Sông Hồng Thủ Đô tại Vĩnh Phúc lọt danh sách chậm tiến độ
Công ty cổ phần Tập đoàn Sông Hồng Thủ Đô có hai dự án chậm tiến độ gồm Khu dịch vụ Bắc Đầm Vạc (8/2018-2/2021) và Khu đô thị sinh thái Sông Hồng Nam Đầm Vạc (tiến độ 2010-2015).
-
Dự án của Flamingo, Sông Hồng Thủ đô tại Vĩnh Phúc lọt danh sách dự án chậm tiến độ
Cổng Thông tin - Giao tiếp điện tử tỉnh Vĩnh Phúc mới đây đã công bố danh sách 20 dự án nhà ở, đô thị chậm tiến độ trên địa bàn. Nổi bật có những dự án liên quan đến các doanh nghiệp tên tuổi như Flamingo, Sông Hồng Thủ đô, Vinaconex…...