CafeLand - Ủy ban Nhân dân TP Đà Nẵng vừa công bố sẽ chi 2.138 tỷ đồng để thực hiện đề án xây dựng thành phố thông minh từ nay đến năm 2025. Trong đó, nguồn vốn xã hội hóa và ODA chiếm 70%.

Ngày 10/4, UBND TP. Đà Nẵng đã tổ chức Hội thảo công bố Đề án “Xây dựng thành phố thông minh tại thành phố Đà Nẵng”. Theo Đề án xây dựng Thành phố thông minh giai đoạn 2018-2025, dự án sẽ được chia làm 3 giai đoạn.

Cụ thể, tổng kinh phí thực hiện giai đoạn 1 đề án bao gồm hạ tầng, nền tảng và dữ liệu thông minh (từ nay đến năm 2020) là 941 tỷ đồng, trong đó, nguồn vốn triển khai BT chiếm 550 tỷ đồng, doanh nghiệp đầu tư 46 tỷ đồng, nguồn vốn đầu tư phát triển là 324,2 tỷ đồng.

Giai đoạn 2021-2025, kinh phí thực hiện thông minh hóa các ứng dụng là 1.197 tỷ đồng; trong đó nguồn vốn ODA là 150 tỷ đồng, nguồn vốn PPP là 700 tỷ đồng (thực hiện Dự án Khu liên hợp chất thải rắn), nguồn vốn sự nghiệp CNTT là 5 tỷ đồng, doanh nghiệp đầu tư 42 tỷ đồng.

Đề án đặt mục tiêu phát triển và áp dụng các ứng dụng thông minh có thu phí với hình thức phù hợp và khuyến khích người dân và doanh nghiệp thực hiện các giao dịch điện tử, sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến, dịch vụ thông minh vào cuộc sống để nâng cao chất lượng sinh hoạt, học tập và làm việc; đồng thời tạo thêm nguồn kinh phí tái đầu tư cho các dự án ứng dụng thông minh khác.

Giai đoạn 2026-2030 thực hiện thông minh hóa các ứng dụng CNTT trên cơ sở tổng kết hoạt động giai đoạn 2021-2025.

Từ tháng 1-2018, UBND thành phố đã ban hành kiến trúc tổng thể Thành phố thông minh, trong đó xác định 6 trụ cột với 16 lĩnh vực chuyên ngành trên cơ sở mô hình khung kiến trúc ứng dụng công nghệ thông tin, bao gồm: quản trị, kinh tế, môi trường, đời sống, công dân và giao thông. Trong đó, kinh tế thông minh chủ yếu tập trung vào lĩnh vực du lịch với các tiểu dự án đầu tư vào hệ thống giám sát du lịch thông minh, cơ sở dữ liệu, thẻ du lịch thông minh…

Bên cạnh 3 giai đoạn chính của dự án, ông Nguyễn Quang Thanh, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng cho biết thêm giai đoạn 2026-2030 thành phố sẽ đầu tư tiếp tục các dự án nhằm phổ biến các ứng dụng thông minh đến cộng đồng, doanh nghiệp, chính thức trở thành thành phố thông minh.

Theo ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục Tin học hóa (Bộ Thông tin và Truyền thông), nếu Đà Nẵng xây dựng thành công thành phố thông minh, mỗi năm sẽ tiết kiệm 1.000 tỉ đồng các chi phí cũng như tiết kiệm 10-20% các nguồn lực.

  • Cơn sốt đất nền ở Vân Đồn, Đà Nẵng:  Giao dịch chủ yếu từ một phía

    Cơn sốt đất nền ở Vân Đồn, Đà Nẵng: Giao dịch chủ yếu từ một phía

    CafeLand - Thị trường bất động sản đầu năm 2019 ghi nhận cơn sốt đất nền cục bộ xảy ra tại một số địa phương, điển hình như Vân Đồn, Đà Nẵng, Quảng Nam. Phát biểu tại hội thảo “Tiêu điểm Bất động sản quý 1, xu hướng và cơ hội đầu tư quý 2/2019” diễn ra mới đây, ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), cho rằng đó là cơn sốt ảo và giao dịch chủ yếu từ một phía.

Tâm An
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.