Báo cáo xem xét về vai trò quan trọng của quy hoạch đô thị trong việc ứng phó với những thay đổi về lối sống và biến đổi khí hậu, đồng thời thúc đẩy hình thành khái niệm “khu phố 15 phút”, một loại hình đô thị sở hữu không gian công cộng cân bằng, phát triển theo định hướng kết nối giao thông công cộng, áp dụng các giải pháp sinh thái, tòa nhà net-zero và các phương pháp tiếp cận quy hoạch khác nhằm tạo ra môi trường đô thị bền vững.
Khu phố 15 phút
Khu phố 15 phút là một khái niệm mới, là mô hình đô thị được quy hoạch sao cho người dân ở mọi lứa tuổi, hoàn cảnh và khả năng, sinh sống ở mọi nơi trong khu vực đô thị đều có thể tiếp cận được các tiện ích nhu cầu hàng ngày trong khoảng cách từ 15 phút đi bộ hoặc đi xe đạp. Khái niệm này ủng hộ một thành phố có rất nhiều khu dân cư có thể đi bộ hoặc đạp xe, từ đó giảm sử dụng ô tô cá nhân.
Khi đặt khái niệm khu phố 15 phút này vào khu vực Châu Á Thái Bình Dương, vấn đề không chỉ đơn giản là lập kế hoạch, thiết kế và kết hợp một không gian công cộng, mà còn là tạo địa điểm có thể thu hút người dân sử dụng, nâng cao quyền sở hữu cộng đồng đối với các không gian công cộng từ việc quy hoạch không gian đến vận hành và quản lý không gian.
Phát triển đô thị theo định hướng này về cơ bản sẽ tối đa hóa không gian ở, kinh doanh và giải trí trong khoảng cách đi bộ từ trạm phương tiện giao thông công cộng. Hơn nữa, cách quy hoạch này mong muốn tăng cường sử dụng phương tiện giao thông công cộng bằng cách giảm sử dụng ô tô, từ đó tăng cường tính bền vững môi trường trong khu vực đô thị.
Bên cạnh việc giảm thiểu sử dụng phương tiện di chuyển cá nhân, một mô hình quy hoạch đô thị phát triển theo định hướng sinh thái cũng đang được áp dụng và triển khai mạnh mẽ ở các đô thị Châu Á Thái Bình Dương. 10 nguyên tắc định hướng sinh thái như sau:
- Vòng lặp khép kín tái sử dụng nước và chất thải
- Nâng cao kết nối giao thông khu vực
- Bảo vệ truyền thống và văn hóa
- Kết hợp cơ sở vật chất giao thông công cộng
- Sử dụng năng lượng hiêu quả
- Sản xuất lương thực tự cung tự cấp
- Khôi phục và làm sạch hệ thống sông ngòi
- Khôi phục môi trường sống cho động vật địa phương
- Sử dụng các loại vật liệu thân thiện với môi trường
- Đặt giá trị bình đẳng, sức khỏe và hạnh phúc lên hàng đầu
Matthew Clifford, Trưởng bộ phận Phát triển bền vững & ESG, Châu Á Thái Bình Dương của Cushman & Wakefield cho biết: “Trên khắp Châu Á Thái Bình Dương, chúng ta phải nỗ lực giảm sử dụng năng lượng và lượng khí thải carbon, hướng tới mục tiêu trung hòa carbon hoặc nhiều hơn thế nữa. Các tòa nhà đa chức năng – một đặc điểm quan trọng của khu phố 15 phút – tạo ra cơ hội tốt để tọa ra sự kết hợp giữa không gian sống và thương mại, cải thiện hiệu suất bền vững và thúc đẩy thói quen đi bộ của người dân trong khu vực.”
Theo báo cáo của Cushman & Wakefield, các tòa nhà chính là một trong những nguồn phát thải khí nhà kính chính. Để một tòa nhà thật sự có thể trung hòa carbon, chúng ta cần xem xét toàn bộ lượng carbon thải ra, lượng năng lượng và nước được sử dụng trong suốt vòng đời của tòa nhà.
Bà Trang Bùi, Tổng Giám Đốc Cushman & Wakefield Việt Nam, cho biết trong bối cảnh “tấc đất tấc vàng”, việc xây dựng và phát triển những không gian công cộng bền vững tại đô thị vẫn là một thách thức tại Việt Nam. Để nâng cao tính bền vững và mang lại sự thay đổi, các đô thị tại Việt Nam có thể học hỏi và thực hiện mô hình Thành phố 15 phút. Điều này cho phép các thành phố nâng cao chỉ số đáng sống, đồng thời giảm hơn nữa việc sử dụng năng lượng và lượng khí thải carbon khi hướng tới mục tiêu trung hòa carbon”.
Cushman & Wakefield đưa dẫn chứng về khu đô thị Phú Mỹ Hưng như một ví dụ điển hình cho sự thành công trong việc quy hoạch mang đậm nét “nhân văn”. Trung tâm đô thị Phú Mỹ Hưng rộng 409ha, được quy hoạch bài bản với nhiều mảng xanh nhiều sắc trải dài xuyên suốt từ bên trong các khu dân cư đến các công viên, khu đi bộ, kênh đào và sông rạch. Khu đô thị này sở hữu mật độ không gian xanh đáng nể với tỷ lệ diện tích cây xanh bình quân trên mỗi đầu người lên đến 8,9 m2.
Theo Cushman & Wakefield, khái niệm thành phố 15 phút không chỉ nói về cách chúng ta di chuyển mà còn về cách chúng ta sống hàng ngày, cách chúng ta sử dụng các tòa nhà. Các tòa nhà đa chức năng có thể kết hợp không gian sống và thương mại là lý tưởng về tính bền vững môi trường đô thị cho môi trường đô thị bền vững có thể đi bộ ở mọi nơi. Hơn nữa, khi xem xét các giải pháp trung hòa carbon tối ưu cho các tòa nhà, cần có sự tham gia sớm của các chuyên gia trong thiết kế tòa nhà xanh.
-
TP.HCM chốt phương án thiết kế cầu đi bộ nối trung tâm quận 1 với Khu đô thị Thủ Thiêm
Cầu bộ hành vượt sông Sài Gòn nối từ quận 1 sang Khu đô thị Thủ Thiêm (TP. Thủ Đức) sẽ có hình dạng lá dừa nước. Phương án thiết kế này phù hợp với cảnh quan khu vực, độc đáo, không trùng lặp hứa hẹn là điểm nhấn thu hút người dân, du khách đến với TP.HCM.