09/07/2020 9:21 AM
CafeLand – Cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Quốc đang chuyển sang các lĩnh vực mới và ngày càng khó đoán.

Trước đó một thỏa thuận thương mại vào tháng 1, vốn đồng nghĩa với việc vẽ ra một lối thoát trong cuộc chiến thương mại giữa 2 cường quốc và mang đến một số lợi ích cho kinh doanh. Nhưng điều này ngày càng trở nên xa vời, thay vào đó, sự khác biệt giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng sâu sắc vào thời điểm kinh tế thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại khủng hoảng năm 1930.

Chỉ riêng trong tuần này, Tổng thống Donald Trump cho biết ông đang xem xét việc cấm ứng dụng TikTok của ByteDance Ltd. để trừng phạt liên quan giữa Trung Quốc và bệnh dịch coronavirus hoành hoành trên toàn cầu. Bên cạnh đó, một số cố vấn hàng đầu của ông muốn Hoa Kỳ phá giá đồng đô la Hồng Kông để trừng phạt Trung Quốc vì những động thái gần đây nhằm loại bỏ các quyền tự do chính trị của vùng đất vốn từng là thuộc địa của Anh. Thậm chí Mỹ còn xem xét lại tình trạng thị thực của hàng trăm ngàn sinh viên Trung Quốc đang theo học tại các trường cao đẳng và đại học Hoa Kỳ mỗi năm.

Trung Quốc cũng trả đũa bằng việc cam kết sẽ có phản ứng và cảnh báo Mỹ và các quốc gia khác ngừng can thiệp vào Hồng Kông cũng như một số vấn đề khác.

"Kỷ Băng hà trong các mối quan hệ vẫn ở đây, càng ngày càng lạnh hơn và chưa có dấu hiện tan băng", theo Pauline Loong, giám đốc điều hành tại công ty nghiên cứu Asia Analytica ở Hồng Kông và là một người theo dõi kỳ cựu các vấn đề của Trung Quốc.

Bối cảnh kinh tế vì vậy càng không thể rõ ràng hơn, với ước tính của IMF rằng vào cuối năm nay, 170 quốc gia tức gần 90% trên thế giới, sẽ có thu nhập bình quân đầu người thấp hơn. Đó là một sự đảo ngược so với dự đoán hồi tháng 1, khi họ cho rằng 160 quốc gia sẽ kết thúc năm với nền kinh tế lớn hơn và tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người tích cực.

Sự chia rẽ sâu sắc đang khiến nền công nghiệp kinh doanh toàn cầu buộc phải đưa ra những quyết định khó khăn. Facebook, Google và Twitter - tất cả đều bị chặn ở đại lục - giờ đây Hồng Kông cũng đang đối mặt với nguy cơ đó.

Vài giờ sau khi Hồng Kông tuyên bố gia tăng các sức mạnh mới cho cảnh sát đối với internet vào tối 6/7. Các công ty nói trên đó cùng các ông lớn công nghệ khác như Microsoft và Zoom Video đều từ chối yêu cầu cung cấp dữ liệu từ chính phủ Hồng Kông. Vẫn chưa rõ chính quyền khu vực này sẽ phản ứng như thế nào với sự thiếu tuân thủ các quy tắc địa phương.

TikTok của ByteDance, có chủ sở hữu Trung Quốc, tuyên bố sẽ rút ứng dụng phổ biến của mình khỏi các cửa hàng di động của đại lục trong những ngày tới. HSBC Holding - công ty thu hút hơn hai phần ba thu nhập trước thuế từ Hồng Kông, đã giảm các giao dịch tại thành phố này kể từ 8/7 vì lo ngại chúng sẽ mất đi nếu chính quyền Trump tiến hành bất kỳ kế hoạch nào để trừng phạt các ngân hàng trong thành phố và gây bất ổn cho đồng đô la Hồng Kông.

Kỳ vọng là các mối đe dọa và các phản ứng ngược sẽ chỉ tăng lên trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11. Rất ít triển vọng cho khả năng thiết lập lại bình thường trong thời gian ngắn.

Fraser Howie, tác giả cuốn “Red Capitalism: The Fragile Financial Foundation of China’s Extraordinary Rise" (tạm dịch: “Chủ nghĩa tư bản đỏ: Nền tảng tài chính mong manh của sự trỗi dậy mạnh mẽ ở Trung Quốc”) đã nhìn thấy không có bất cứ một động lực chấm dứt nào cho sự đối nghịch này. "Chắc chắn một kịch bản đại loại 'Tất cả chúng ta thật ngu ngốc, hãy trở lại làm bạn tốt nào' chẳng thể nào xảy ra, hoặc không thể xảy ra vào thời điểm sớm hơn".

Và thực tế, không chỉ có hai nền kinh tế lớn nhất thế giới nằm trong vòng ảnh hưởng.

Ấn Độ cho biết họ sẽ cấm 59 ứng dụng lớn nhất của Trung Quốc sau cuộc đụng độ biên giới chết người với quân đội Trung Quốc khiến 20 binh sĩ nước này thiệt mạng. Trong khi đó, Bắc Kinh cảnh báo Vương quốc Anh sẽ phải "đối mặt với hậu quả của mối đe dọa" nếu họ chọn trở thành đối tác thù địch bằng động thái chuẩn bị loại bỏ các thiết bị của Huawei trong mạng viễn thông 5G ngay trong năm nay.

Kể từ tháng Tư, Trung Quốc đã áp dụng thuế quan làm tê liệt ngành công nghiệp lúa mạch của Úc, tạm dừng nhập khẩu thịt bò từ 4 nhà máy thịt và kêu gọi khách du lịch cũng như sinh viên của mình tránh đi đến quốc gia Kangaroo do nguy cơ bị tấn công từ những kẻ phân biệt chủng tộc. Chính phủ ở Canberra trước đó đã kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của coronavirus.

Các nhà kinh tế cho rằng không có khả năng Mỹ sẽ tạo ra mối đe dọa đối với đồng đô la Hồng Kông, do rủi ro thiệt hại cho các ngân hàng và công ty Mỹ. Mặc dù vậy, ngay cả việc thảo luận về một động thái như thế vẫn không đáng tin cậy.

Theo Kevin Lai, nhà kinh tế trưởng tại Daiwa Capital Markets, "đây là một lựa chọn hạt nhân, có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng tài chính cho Hồng Kông cũng như thiệt hại đáng kể đối với các ngân hàng và nhà đầu tư Mỹ. Không phải là không thể, nhưng chúng tôi nghĩ điều đó khó có thể xảy ra".

Trong khi đó, các chuyên gia của Bloomberg nhìn nhận sự chắc chắn hơn bao giờ hết trong quan hệ giữa đồng đô la Hồng Kông đối với đồng USD. Căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc và Mỹ - gần đây nhất được thúc đẩy bởi luật an ninh quốc gia mà Bắc Kinh áp đặt lên Hồng Kông vào tuần trước - đã thúc đẩy những suy đoán rằng việc phá giá có thể đang được đếm ngược.

"Chúng tôi nghi ngờ điều đó. Những lý do rất đơn giản: Hồng Kông dường như có ý chí - và chắc chắn nó có phương tiện - để bảo vệ giá trị đồng tiền của họ. Bất kỳ động thái nào của Hoa Kỳ để cố gắng tấn công phá giá là vô cùng khó xảy ra, với chi phí rất cao", nhà kinh tế David Qu cho biết.

Ý tưởng về việc chống lại đồng đô la Hồng Kông - có lẽ bằng cách hạn chế khả năng các ngân hàng Hồng Kông mua đô la Mỹ - đã được nêu ra như một phần của các cuộc thảo luận rộng rãi giữa các cố vấn cho Ngoại trưởng Michael Pompeo, nhưng không mặn mà đối với một số nhân vật cấp cao khác của Nhà Trắng.

"Có một sự dàn xếp chóng vánh giữa các lực lượng đang diễn ra", ông Alicia Garcia Herrero, nhà kinh tế trưởng khu vực Châu Á Thái Bình Dương của Natixis SA cho biết. "Các mối đe dọa sẽ vẫn còn với chúng tôi, ít nhất cho đến cuộc bầu cử Mỹ và rất có thể là sau đó. Nó chỉ là một ví dụ kiểu mẫu mới".

Bảo Đình (Bloomberg)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.