Vùng đất mới của các dự án tỉ đô
Mới đây, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An đã công bố kết quả mở hồ sơ đăng ký đầu tư dự án Khu đô thị mới Phước Vĩnh Tây, huyện Cần Giuộc.
Theo đó, liên danh Công ty CP Vinhomes - CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam (VIG) là nhà đầu tư duy nhất đăng ký thực hiện dự án này.
Dự án có quy mô sử dụng đất dự kiến khoảng 1.089,6 ha, dân số khoảng 89.960 người.
Sản phẩm đầu ra của dự án dự kiến gồm: Nhà ở thương mại (dưới hình thức xây dựng nhà ở theo tiêu chuẩn bàn giao thô) khoảng 15.244 lô đất (trong đó: Nhà ở liền kề: khoảng 7.050 căn; Nhà ở biệt thự: khoảng 8.194 căn); Nhà ở xã hội khoảng 13.440 căn hộ chung cư; Nhà ở tái định cư: khoảng 2.370 căn nhà ở thấp tầng.
Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm, tiến độ thực hiện dự án là 7 năm kể từ ngày có quyết định chấp thuận nhà đầu tư. Sơ bộ chi phí thực hiện dự án là 80.079 tỉ đồng, chi phí bồi thường tái định cư là 10.678 tỉ đồng.
Quy hoạch chung đô thị mới Phước Vĩnh Tây vừa được một ông lớn bất động sản quan tâm đầu tư
Đầu tháng 2/2024, Sở Kế hoạch và Đầu tư Long An cũng ra thông báo mời tìm nhà đầu tư cho dự án Khu đô thị mới Tân Mỹ có quy mô sử dụng đất hơn 930 ha, dân số khoảng 81.000 người.
Dự án nằm tại xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, phát triển theo mô hình đô thị mới, thông minh, sinh thái.
Sau khi hoàn thành, dự án sẽ cung cấp hơn 13.000 nhà ở liền kề, biệt thự theo tiêu chuẩn bàn giao thô, hơn 7.000 căn nhà ở xã hội, gần 7.300 căn chung cư và gần 400 nhà thấp tầng tái định cư.
Tổng chi phí thực hiện dự án gần 60.200 tỷ đồng, chưa bao gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (khoảng 14.200 tỉ đồng).
Vào tháng 10/2023, Long An cũng đã tìm ra chủ đầu tư cho dự án khu đô thị hơn 28.000 tỉ đồng tại thị trấn Hậu Nghĩa, xã Đức Lập Thượng và Tân Mỹ, huyện Đức Hòa.
Cụ thể, doanh nghiệp được chấp thuận làm chủ đầu tư dự án hơn 1 tỉ USD này là Công ty cổ phần Phát triển Thành phố Xanh – một trong những gương mặt chuyên “săn” dự án tỉ đô tại nhiều địa phương trên cả nước.
Quy mô khu đô thị này gồm các biệt thự, nhà liền kề, đất nền tái định cư, nhà ở xã hội và công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho dân số dự kiến khoảng 40.000 người.
Với hàng loạt dự án bất động sản quy mô khủng liên tiếp được nhiều ông lớn nhắm đến, những khu vực như Đức Hòa, Cần Giuộc, Bến Lức của Long An được dự báo sẽ sớm thành điểm nóng của thị trường bất động sản của cả khu vực trong thời gian tới.
Sự xuất hiện của những dự án tỉ đô này cũng cho thấy tiềm năng to lớn của bất động sản Long An.
Đồng thời, cho thấy dòng vốn đầu tư đang có sự chuyển dịch từ những thị trường hiện đã bão hòa về nguồn cung và giá cả như Bình Dương, Đồng Nai sang khu vực còn nhiều cơ hội về quỹ đất, mức giá hấp dẫn tại Long An.
“Cởi trói” cho cầu nối TP.HCM với vùng đất chín rồng
Tỉnh Long An có vị trí đắc địa khi tiếp giáp TP.HCM, là cầu nối giữa vùng đồng bằng sông Cửu Long với vùng Đông Nam Bộ. Địa phương này còn rất nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội.
Với vị trí đặc biệt, Long An trở thành “vùng đất lành” thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư trong nước và quốc tế. Trong đó, có lĩnh vực Bất động sản.
Tuy nhiên, hạ tầng giao thông chưa được đầu tư đồng bộ là nút thắt lớn cản trở sự phát triển của Long An.
Đây cũng là nguyên nhân chính khiến bất động sản địa phương này “chậm nhịp” hơn so với địa phương lân cận TP.HCM là Bình Dương và Đồng Nai.
Để tháo gỡ điểm nghẽn trên, quy hoạch mạng lưới hạ tầng giao thông của Long An trong những năm tới sẽ có nhiều dự án mang tính đột phá, liên kết vùng.
Cụ thể, hạ tầng giao thông sẽ được tập trung phát triển theo 6 trục động lực, kết nối liên vùng gồm: Trục động lực Vành đai 3 - Vành đai 4: Kết nối tỉnh Long An với vùng Đông Nam Bộ - TP.HCM; kết nối sân bay Quốc tế Long Thành - cảng Long An.
Trục động lực quốc lộ 50B: Kết nối TP.HCM - Long An - Tiền Giang.
Trục động lực song hành quốc lộ 62: Kết nối thành phố Tân An - khu kinh tế cửa khẩu Long An - vùng Đồng Tháp Mười.
Trục động lực Mỹ Quý Tây - Lương Hoà - Bình Chánh: Kết nối cửa khẩu Mỹ Quý Tây - vùng đô thị, công nghiệp ở huyện Bến Lức và TP.HCM.
Trục động lực quốc lộ N1: Kết nối Long An với vùng đồng bằng sông Cửu Long - vùng Đông Nam Bộ - vùng Tây Nguyên.
Trục động lực Đức Hoà: Kết nối cửa khẩu Quốc gia Mỹ Quý Tây và các khu công nghiệp, đô thị vùng huyện Đức Hoà, Bến Lức với TP.HCM.
Trong thời gian tới Long An sẽ cải tạo, nâng cấp 53 tuyến đường hiện hữu và xây mới 29 tuyến đường tỉnh, trong đó ưu tiên các tuyến quan trọng như: Đường tỉnh 827E, trục động lực Đức Hoà, đường song hành quốc lộ 62, trục động lực Mỹ Quý Tây - Lương Hoà - Bình Chánh, đường Tân Tập - Long Hậu…
Ngoài ra, sẽ xây mới 2 tuyến đường sắt đô thị phục vụ kết nối đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh và phục vụ phát triển du lịch là tuyến Hưng Nhơn - Tân An và tuyến bến xe Cần Giuộc mới - Cần Đước.
Bên cạnh đó, xây dựng tuyến đường sắt chuyên dụng kết nối từ tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ ra Cảng Hiệp Phước, đi qua các huyện Bến Lức, Thủ Thừa, Tân Trụ, Cần Đước, Cần Giuộc và đi tiếp qua huyện Nhà Bè, TP.HCM.
Ngoài hạ tầng giao thông, quy hoạch mạng lưới đô thị tỉnh Long An cũng xác định sẽ đưa hàng loạt địa phương lân cận TP.HCM lên thành phố để trở thành đô thị vệ tinh của TP.HCM trong tương lai.
Cụ thể, đến năm 2030, toàn tỉnh Long An sẽ có 27 đô thị các loại. Trong đó Thành phố Tân An trở thành đô thị loại I, đóng vai trò là trung tâm thương mại, dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao, hiện đại.
1 đô thị loại II là Thị xã Kiến Tường đóng vai trò là trung tâm vùng Đồng Tháp Mười gắn với khu kinh tế cửa khẩu Long An, có vai trò động lực, thúc đẩy hoạt động công nghiệp, logistics, chế biến nông sản, kinh tế biên mậu với Campuchia.
3 đô thị loại III là Bến Lức, Cần Giuộc, Đức Hòa là các đô thị vệ tinh, có vai trò giảm tải về áp lực dân số, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật cho TP.HCM.
Long An sẽ là thị trường bất động sản nổi bật trong những năm tới
Theo nhận định của các chuyên gia bất động sản, những chuyển biến về hạ tầng giao thông và quy hoạch đô thị sẽ là tiền đề quan trọng thúc đẩy sự phát triển của Long An trong những năm tới.
Trong đó, lĩnh vực bất động sản cũng sẽ được hưởng lợi to lớn. Khi hạ tầng giao thông kết nối được hoàn thiện, những siêu đô thị lớn được đầu tư sẽ tạo lực hút để Long An trở thành “nhân vật chính” của bức tranh thị trường bất động sản khu vực.
-
Chủ đầu tư dự án đô thị hơn 1 tỉ USD tại Long An chính thức lộ diện
Công ty cổ phần Phát triển Thành phố Xanh (Công ty con của Vinhomes) chính thức trở thành chủ đầu tư của dự án khu đô thị hơn 28.000 tỉ đồng tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Quyết định chấp thuận nhà đầu tư của dự án vừa được lãnh đạo UBND tỉnh Long An phê duyệt.
-
Huy động 8.700 tỷ đồng trái phiếu, Thái Sơn – Long An được trái chủ chấp thuận giải chấp quyền sử dụng đất dự án 267 ha ở Long An
Ngày 15/1, CTCP Thái Sơn – Long An đã tiến hành lấy ý kiến của người sở hữu trái phiếu về việc giải chấp và bổ sung tài sản bảo đảm của các trái phiếu được phát hành trong năm 2021.
-
Tỉnh “sát vách” TP.HCM vừa phê duyệt đầu tư dự án truyền tải điện quan trọng gần 1.900 tỷ đồng
Dự án Trạm biến áp 500kV Long An và đường dây đấu nối được triển khai tại xã Thuận Thành, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An với tổng mức đầu tư gần 1.900 tỷ đồng.
-
Doanh nghiệp đạt doanh thu 1 tỷ USD tiết lộ kế hoạch đưa Việt Nam trở thành quốc gia hàng đầu khu vực về hạ tầng trí tuệ nhân tạo
Ngày 15/1 vừa qua, Tập đoàn FPT đã khởi công xây dựng trường Phổ thông Liên cấp FPT tại khu đô thị Thái Sơn Long Hậu, Cần Giuộc với tổng diện tích hơn 33.000m2.