Mở tuyến cao tốc nối Xuyên Mộc với sân bay Long Thành
Nhiều nhà đầu tư vào khu vực Hồ Tràm (huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), nơi tập trung nhiều khu nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp vừa đón nhận tin vui khi Chính phủ đã đồng ý chủ trương triển khai xây dựng dự án đường cao tốc nối sân bay Long Thành - Hồ Tràm.
Tuyến đường dài 41km với số vốn đầu tư dự kiến hơn 17.000 tỷ đồng được cho là sẽ thổi thêm một làn gió mới cho ngành công nghiệp không khói ở phía Đông tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Khu vực Hồ Tràm tập trung nhiều khu resort cao cấp, có casino, sân golf dành cho phân khúc khách du lịch hạng sang nhưng thiếu sân bay nên lâu nay chưa phát huy được lợi thế.
Phối cảnh nút giao Bình Chuẩn, trên địa bàn TP Thuận An, tỉnh Bình Dương thiết kế có hầm chui và đường song hành
Tuyến đường cho thấy sân bay Long Thành bắt đầu thể hiện vai trò là trục phát triển mới của vùng. Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, việc nghiên cứu và triển khai dự án cải thiện giao thông còn tạo liên kết kinh tế mạnh mẽ giữa các tỉnh thành trong khu vực, hình thành các trục phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch và cảng biển.
Theo các chuyên gia giao thông, đây cũng là phương án “dự phòng” rất tốt cho cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu bởi không ít những bài học gần đây cho thấy tình trạng kẹt xe nghiêm trọng trên các tuyến giao thông mới đưa vào sử dụng, nhất là đối với Bà Rịa - Vũng Tàu, nơi có cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải, nên lượng xe container rất lớn.
Cùng với việc phát triển các tuyến giao thông mới, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đang đôn đốc đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông quan trọng như dự án cầu Phước An (hơn 4.800 tỷ đồng), mở rộng tuyến đường ven biển Vũng Tàu - Bình Thuận (gần 7.000 tỷ đồng), đường kết nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (gần 12.000 tỷ đồng) và một số tuyến kết nối giữa các cảng biển, khu công nghiệp dầu khí.
Kết nối đồng bằng sông Cửu Long với sân bay
Trên công trường dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành (đoạn qua Đồng Nai) dài gần 30km đã đưa vào sử dụng được hơn 3 tháng (từ Tết Nguyên đán Ất Tỵ), công nhân đang bận rộn lắp hệ thống đèn chiếu sáng, biển báo giao thông, vạch kẻ đường...
Nút giao thông dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành với Quốc lộ 51 đã cơ bản thành hình. Tại nút giao thông đường cao tốc Bến Lức - Long Thành với đường dẫn vào cảng Phước An (đoạn qua huyện Nhơn Trạch) đã được thảm nhựa. Chủ đầu tư đang huy động nhân lực, máy móc, phương tiện để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng đoạn 0,3km nối giữa cao tốc Bến Lức - Long Thành với đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu để bàn giao trong tháng 4-2025.
Gần đó, với công trình cầu Phước Khánh bắc qua sông Lòng Tàu nối huyện Cần Giờ (TPHCM) và huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai) thì ngành chức năng đang tìm nhà thầu thi công gói thầu J3-1 (thực hiện phần việc còn lại của cầu dây văng Phước Khánh) với giá dự toán hơn 636 tỷ đồng; dự kiến sẽ hoàn thành xây dựng vào tháng 9-2026.
Trao đổi với PV Báo SGGP, ông Võ Tấn Đức, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, cho biết, dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành kết nối các tỉnh Tây Nam bộ, Đông Nam bộ thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khi hoàn thành và đưa vào sử dụng sẽ giúp kết nối Quốc lộ 51, đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây và Biên Hòa - Vũng Tàu đến sân bay Long Thành, cảng Cái Mép - Thị Vải (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), góp phần kết nối đồng bộ hệ thống giao thông phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai.
Không thể không nhắc đến dự án đường Vành đai 3 TPHCM, dự kiến thông toàn tuyến đường vào giữa năm 2026. Tuyến đường sẽ rút ngắn thời gian đi lại từ TPHCM đến các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An, các tỉnh Tây Nam bộ tới khu vực phía Bắc và ngược lại; thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tăng cường cơ hội và khả năng hợp tác đầu tư giữa các tỉnh vùng Đông Nam bộ.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh, với vị trí chiến lược, đường Vành đai 3 TPHCM khi xây dựng hoàn thành sẽ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng; là tuyến giao thông huyết mạch vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Khi khép kín, tuyến đường này sẽ thúc đẩy giao thương giữa các địa phương, thúc đẩy phát triển toàn diện cho cả vùng, là điểm sáng thu hút các nhà đầu tư với những dự án liền kề đường Vành đai 3; giúp cơ cấu lại quỹ đất dọc tuyến Vành đai 3 để phát triển đô thị - thương mại - dịch vụ; phân luồng giao thông quá cảnh qua TPHCM góp phần giảm ùn tắc, nâng cao chất lượng môi trường, cải thiện đời sống xã hội, kinh tế của nhân dân trong vùng. |
-
Một tỉnh miền Tây gấp rút khai thác cát sông cho cao tốc, tính cả phương án chưa từng có
Tỉnh Sóc Trăng đang khẩn trương khai thác cát sông, đồng thời triển khai các thủ tục để sử dụng cát biển cho cao tốc đoạn qua tỉnh này.
-
Từ 18h ngày 28/4, một phần tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành, dự án trọng điểm kết nối giao thông giữa miền Tây và Đông Nam Bộ chính thức cho phép phương tiện lưu thông tạm thời. Cụ thể, hai đoạn tuyến được khai thác gồm hơn 21km phía Tây và hơn 7km phía Đông.
-
Kết luận của Phó Thủ tướng về Dự án thành phần 1 cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành
Văn phòng Chính phủ đã ban hành Thông báo số 197/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về Dự án thành phần 1 cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành theo phương thức đối tác công tư.







-
Các tỉnh Đông Nam bộ: Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công
Trong 4 tháng đầu năm 2025, các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu có nhiều nỗ lực trong việc giải ngân vốn đầu tư công. Tuy nhiên, do công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) tại các dự án gặp nhiều khó khăn nên tỷ lệ giải ngân chưa như kỳ vọ...
-
Đề xuất đầu tư mở rộng cao tốc Bắc - Nam theo hình thức PPP để giảm gánh nặng ngân sách
Mới đây, Tập đoàn Đèo Cả chính thức có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề xuất nghiên cứu đầu tư mở rộng các đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông theo phương thức đối tác công - tư (PPP). Đây được xem là giải pháp chiế...
-
Cao tốc Bắc - Nam phía Đông sắp thông xe thêm 108km
Ban Quản lý dự án 85 đang tập trung cao độ để thực hiện thông xe kỹ thuật 108km hai đoạn cao tốc Hoài Nhơn – Quy Nhơn và Quy Nhơn – Chí Thạnh vào ngày 19/8 như kế hoạch đề ra.