CafeLand - Tổng cục Thống kê vừa công bố, CPI tháng 7/2020 tăng 0,4% so với tháng trước. Mặc dù vậy, chỉ số giá tiêu dùng tháng 7/2020 vẫn giảm 0,19% so với tháng 12 năm trước - mức thấp nhất trong giai đoạn 2016-2020.

Bình quân 7 tháng năm 2020, chỉ số giá tiêu dùng tăng 4,07% so với cùng kỳ năm trước.

Có mức tăng này, theo Tổng cục Thống kê, chủ yếu do giá xăng dầu trong nước biến động tăng theo giá xăng dầu thế giới và nhu cầu sử dụng điện, nước tăng cao trong thời gian nắng nóng kéo dài.

Trước đó, bình quân 5 tháng, CPI tăng 4,39%, còn bình quân 6 tháng, con số là 4,19%. Diễn biến này là phù hợp với dự báo của các chuyên gia kinh tế trước đó, là CPI bình quân sẽ giảm dần.

Trong mức tăng 0,4% của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2020 so với tháng trước có 9/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng.

Trong đó, nhóm giao thông tăng nhiều nhất với 3,91% do ảnh hưởng của đợt điều chỉnh tăng giá xăng, dầu vào thời điểm 27/6/2020 làm chỉ số giá xăng, dầu tăng 9,02% (tác động làm CPI chung tăng 0,37%).

Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,47%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,3%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,07%; nhóm may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,06%; nhóm đồ uống và thuốc lá - tăng 0,02%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế và nhóm giáo dục cùng tăng 0,02% và nhóm hàng hóa, dịch vụ khác tăng 0,17%.

Trong khi đó, các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm gồm: hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,18%; nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,02%.

Tổng cục Thống kê cũng cho biết, lạm phát cơ bản tháng 7/2020 tăng 0,09% so với tháng trước và tăng 2,31% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 7 tháng năm 2020 tăng 2,74% so với bình quân cùng kỳ năm 2019.

Giá vàng trong nước tăng theo giá vàng thế giới do tình hình kinh tế thế giới dự báo tiêu cực, dịch Covid-19 tiếp tục lan nhanh, các nước đều đưa ra các gói kích thích kinh tế.

Bình quân giá vàng thế giới đến ngày 24/7 tăng 4,31% so với tháng 6/2020, cao nhất trong vòng 9 năm kể từ năm 2012. Trong nước, lãi suất tiết kiệm giảm mạnh, trái phiếu doanh nghiệp tiềm ẩn rủi ro, dẫn đến nhu cầu mua các loại tài sản an toàn như vàng tăng cao. Chỉ số giá vàng tháng 7/2020 tăng 3,49% so với tháng trước và tăng 28,57% so với cùng kỳ năm trước.

Đồng USD trên thị trường thế giới vẫn giảm, tỷ giá USD chưa có dấu hiệu phục hồi. Chỉ số giá USD tháng 7/2020 giảm 0,23% so với tháng trước và giảm 0,32% so với cùng kỳ năm trước.

Diệu Trang
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • CPI tháng 4 tăng 0,07%

    CPI tháng 4 tăng 0,07%

    Giá xăng dầu tăng theo giá nhiên liệu thế giới là nguyên nhân chính làm CPI tháng 4/2024 tăng 0,07% so với tháng trước.

  • Giá xăng, giá gạo, giá thuê nhà đẩy CPI tháng 8 tăng 0,88%

    Giá xăng, giá gạo, giá thuê nhà đẩy CPI tháng 8 tăng 0,88%

    Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2023 tăng 0,88% so với tháng trước.

  • CPI tháng 7/2023 tăng 0,45% 

    CPI tháng 7/2023 tăng 0,45% 

    Giá lương thực, thực phẩm, điện sinh hoạt tăng là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2023 tăng 0,45% so với tháng trước, tăng 1,13% so với tháng 12/2022 và tăng 2,06% so với cùng kỳ năm trước, theo Tổng cục Thống kê....

 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.