Sau hai tháng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm liên tiếp, CPI tháng 7 bất ngờ tăng trở lại bất chấp những dự báo lạc quan trước đó. Mục tiêu tiến tới mặt bằng hạ lãi suất để giảm bớt khó khăn cho DN xem ra còn xa…

CPI tháng 7 bắt ngờ chuyển hướng, khó hạ lãi suất

Diễn biến CPI so với cùng kỳ các tháng năm 2011 và 2008 (đơn vị: %).


"Nóng" giá thực phẩm


Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, CPI tháng 7 ước tính tăng 1,17% so với tháng 6, tăng 22,16% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 14,61% so với tháng 12/2010. “Đóng góp” đáng kể vào sự tăng của PCI tháng 7 này vẫn là giá thực phẩm. Trong "rổ" hàng hóa để tính CPI thì nhóm có sự ảnh hưởng và chiếm tỉ lệ cao nhất trong tháng 7 là hàng ăn và dịch vụ ăn uống (tăng tới 2,12%), trong đó, lương thực giảm 0,88% còn thực phẩm tăng 3,2% và hàng ăn tăng 1,78%.


So với cùng kỳ năm trước, nhóm hàng này đã tăng giá tới 32,63%.Ngoài ra các nhóm hàng khác như: May mặc, mũ nón, giầy dép; nhà ở và vật liệu xây dựng; thiết bị và đồ dùng gia đình; thuốc và dịch vụ y tế; hàng hoá và dịch vụ khác,…có mức tăng dưới 1% trong tháng vừa qua. Duy nhất chỉ có nhóm bưu chính - viễn thông giảm với mức khoảng 0,02%.


Hài Nội, Hài Phòng là 2 địa phương có CPI tăng khá cao với mức tăng 1,32% so với tháng 6 (chỉ sau Thái Nguyên có CPI tăng 1,38%). Nhóm hàng hóa có ảnh hướng đến CPI của 2 thành phố này là thực phẩm với mức tăng lần lượt là 3,74% và 5,73%. So với các địa phương này, CPI tháng 7 của TP HCM tăng “khiêm tốn” hơn với mức tăng 1,07%, tuy nhiên đây là mức tăng cao nhất của CPI tháng 7 tại Tp.HCM trong mấy năm gần đây. Tuy nhóm thực phẩm tại TP HCM chỉ tăng 1,92% nhưng nóm ăn uống ngoài gia đình có mức tăng ngang ngửa với Hà Nội (tăng 2,63% so với mức tăng của Hà Nội là 2,73%)


Các số liệu thống kê cho thấy chỉ số CPI các tỉnh thành trong cả nước xuất hiện hai xu hướng tăng giá khác nhau: Các tỉnh phía Bắc như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên đều có mức tăng cao từ (1- 1,38%) so với tháng 6. Còn các tỉnh phía Nam xu hướng tăng giá thấp hơn nên chỉ số tiêu dùng ở mức tăng chậm hơn. Cụ thể như, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Gia Lai,TP. HCM, Cần Thơ có mức tăng từ 0,9- 1, 13% so với tháng 6.


Gửi tiền - lãi xuất "âm"


Với mức tăng 1,17%, lần đầu tiên trong năm, CPI theo tháng tăng cao hơn tháng tương ứng của năm có lạm phát cao kỷ lục 2008, chiếm vị trí dẫn đầu về mức tăng trong các tháng 7 của khoảng 15 năm trở lại đây. Nếu so với cùng kỳ tháng 7 năm ngoái, CPI tháng 7/2011 đã tăng tới 22,16%, thế chỗ mức tăng 20,82% của tháng trước.


Điều này cũng có nghĩa đồng tiền đã mất giá 22,16% so với cùng thời điểm năm ngoái. Nếu ai gửi tiền ngân hàng và chấp hành theo đúng quy định của Ngân hàng nhà nước về trấn lãi suất huy động là 14% thì đang chịu mức lãi suất thực âm khoảng hơn 8%, hay khoảng 6,5% nếu so với lãi suất huy động bình quân hiện đang ở mức 15,5%/năm như báo cáo của Chính phủ gửi các đại biểu Quốc hội hôm 21/7.


Có nhiều nhận định cho rằng tháng 7 này vẫn chưa là đỉnh của CPI. Đánh giá của các cơ quan nghiên cứu thuộc Bộ KH&ĐT cũng cho rằng, giá cả còn tăng từ nay đến tháng 9, sau đó có “dịu” lại đôi chút nhưng không đáng kể và tiếp tục tăng cao trở lại trong những tháng cuối năm….


Điều này cũng đồng nghĩa với việc nỗ lực hạ lãi suất càng trở nên khó khăn hơn…


Giá thực phẩm sẽ giảm trong tháng 8?


Tại cuộc họp bàn biện pháp kéo giá nông sản xuống do Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát chủ trì hôm 18/7 vừa qua, ông Hoàng Kim Giao, Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) cho biết tổng sản lượng thịt hơi các loại sản xuất trong cả nước 6 tháng đầu năm đạt khoảng 2,46 triệu tấn, tương đương với 1,68 triệu tấn thịt xẻ, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2010. Nguyên nhân giá các sản phẩm chăn nuôi tăng từ 54% đến 71% trong thời gian vừa qua, theo lý giải của lãnh đạo Cục Chăn nuôi, là do cung không đủ cầu


Lãnh đạo Cục chăn nuôi cũng cho biết, với nhu cầu thực phẩm của các tháng cuối năm khoảng 2,5 triệu tấn, thì nguồn cung trong nước chắc chắn sẽ đảm bảo. Cụ thể là nguồn cung thịt và trứng gia cầm tương đối dồi dào, đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa. Nguồn cung thịt lợn sẽ tăng khoảng 5- 6% bởi vì trong 2 tháng gần đây, lợn giống cung ứng ra thị trường tăng 15-17%. Thêm nữa, thị trường thức ăn chăn nuôi cũng tăng trưởng đến 10%. Với nguồn cung này, dự báo, trong tháng 8 tới, giá thực phẩm sẽ thiết lập mặt bằng mới, thấp hơn khoảng 10-15% so với 6 tháng đầu năm.


Theo Thanh Thanh (Pháp Luật VN)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: tai chinh