Theo Tổng cục Thống kê, tháng 01/2022 là tháng giáp Tết Nguyên đán Nhâm Dần nên nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao, giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 01/2022 tăng 0,19% so với tháng trước.

So với cùng kỳ năm 2021, CPI tháng Một tăng 1,94%. Cụ thể, trong mức tăng 0,19% của CPI tháng 01/2022 so với tháng trước có 9 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, 1 nhóm hàng có chỉ số giá giảm và 1 nhóm hàng giữ giá ổn định.

Tốc độ tăng/giảm CPI của tháng 01 các năm giai đoạn 2018-2022 (%)

9 nhóm có chỉ số giá tăng gồm giao thông 1,18% do các đợt điều chỉnh giá xăng dầu, nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,57%; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,26%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,18%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,16%; nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,07%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế và nhóm giáo dục có cùng mức tăng 0,03%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,39%. Nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,03%. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giữ giá ổn định.

Lạm phát cơ bản tháng 01/2022 tăng 0,26% so với tháng trước, tăng 0,66% so với cùng kỳ năm trước.

  • CPI Việt Nam năm 2021 tăng 1,84%

    CPI Việt Nam năm 2021 tăng 1,84%

    Theo Tổng cục Thống kê, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, giá xăng dầu tăng mạnh, giá vật liệu xây dựng tăng cao,... khiến CPI bình quân năm 2021 tăng 1,84% so với cùng kỳ và là mức tăng bình quân năm thấp nhất kể từ năm 2016.

Châu An
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.