Dịch Covid - 19 là nguyên nhân chính khiến số lượng doanh nghiệp phá sản tăng vọt
Số liệu trên vừa được đưa ra trong báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2021 của Tổng cục Thống kê.
Theo đó, trong tháng 8.2021, cả nước có 5.761 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký 68.000 tỉ đồng, giảm 34,1% về số doanh nghiệp, giảm 44,6% về vốn đăng ký so với tháng 07.2021.
Tính chung 8 tháng năm 2021, cả nước có 114.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động. Trong đó, có 81.600 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 8% về số doanh nghiệp so với cùng kỳ năm trước. Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là 32.400, giảm 0,6% so với cùng kỳ năm trước.
Dưới tác động nặng nề của dịch bệnh trong 8 tháng qua cả nước có đến 85.500 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm 2020.
Cụ thể, 43.200 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 25,9% so với cùng kỳ năm trước; 30.100 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 24,5%; 12.200 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 17,8%. Trung bình mỗi tháng có gần 10.700 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Trong đó các địa phương thì TP.HCM đang là nơi có số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động lớn hơn cả do chịu ảnh hưởng nặng nề từ đợt dịch bùng phát. Cụ thể, trong 8 tháng qua TP.HCM có tới 43.200 doanh nghiệp (chiếm 50,5%) trong số các doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, giải thể trong cả nước.
-
79.700 doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động
CafeLand – Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid – 19 nên trong 7 tháng đầu năm 2021, cả nước có 79.700 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, phá sản tăng 25,5% so với cùng kỳ năm 2020.
-
Bức tranh Kinh tế Việt Nam 10 tháng đầu năm 2024 qua những con số
Bức tranh kinh tế Việt Nam 10 tháng đầu năm 2024 với nhiều khởi sắc khi xuất khẩu tăng mạnh, cán cân thương mại tiếp tục xuất siêu 23,31 tỷ USD; vốn đầu tư nước ngoài thực hiện đạt 19,58 tỷ USD, khách quốc tế tăng mạnh so với cùng kỳ,... theo số liệu...
-
Chặn tình trạng đầu cơ, găm hàng, đẩy giá dịp cuối năm
Lãnh đạo Chính phủ chỉ đạo tăng cường đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại để ổn định thị trường, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, người tiêu dùng trong nước, góp phần ngăn chặn những hành vi cạnh tranh không lành mạnh...
-
Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 23,31 tỷ USD
Tính chung 10 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 647,87 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,9%; nhập khẩu tăng 16,8%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 23,31 tỷ USD, theo số liệu ...