Ảnh minh họa.
Ưu tiên hàng đầu trong kỷ nguyên mới là thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược đến năm 2030, Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao.
Kỷ nguyên mới cũng đồng nghĩa với việc phải chuẩn bị cho những thay đổi chưa từng thấy từ trước tới nay. Trong đó, có những cải cách đã bắt đầu từ cuối năm 2024 như thực hiện tinh gọn bộ máy Chính phủ hay quyết tâm đẩy nhanh đầu tư công vào hạ tầng và giải quyết những vấn đề tồn đọng trong lĩnh vực bất động sản. Theo quan điểm của nhóm phân tích, nếu thành công, đây sẽ là 3 yếu tố trong nước có thể giúp thúc đẩy tăng trưởng năm 2025.
"Đất nước đang cần vốn cho kế hoạch phát triển tổng thể trong 5 năm tới và chúng tôi tin rằng những yếu tố này đang định hình nền tảng cho thị trường chứng khoán đạt được mức tăng trong năm 2025", chuyên gia của SSI nhận định.
Theo SSI Research, các cải cách hiện tại đang hướng tới việc tạo ra một môi trường đầu tư tốt hơn ở Việt Nam, với tầm nhìn rút ngắn thủ tục hành chính và nâng cao hiệu quả cơ sở hạ tầng.
Đầu tư công là một chủ đề quen thuộc với các nhà đầu tư nhưng đã có những tiến triển gần đây có thể mang đến góc nhìn khác biệt so với trước đây. Một số dự án quy mô lớn đang được bổ sung vào danh sách đầu tư công và mô hình BT (xây dựng và chuyển giao) sẽ được tái triển khai vào năm 2025. Điều này rất quan trọng để thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân vào các dự án cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, việc tinh gọn bộ máy sẽ giảm được chi tiêu thường xuyên của Chính phủ và giúp gia tăng nguồn vốn đầu tư công.
Tất cả những cải cách này nhằm tối ưu hóa môi trường đầu tư sẽ có lợi cho sản xuất và thu hút thêm dòng vốn FDI. Đối với nhà đầu tư tổ chức nước ngoài, việc triển khai NPS (Non Pre-funding Soloutions) và việc tái khởi động KRX sẽ là những bước quan trọng để Việt Nam được nâng hạng lên thị trường mới nổi (EM) và thu hút dòng vốn nước ngoài mới.
Ngoài ra, các chính sách hỗ trợ dự kiến sẽ giúp tăng cường nguồn cung bất động sản đáng kể trong năm 2025, tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh cũng như ở các tỉnh thành khác. Chính phủ đang nỗ lực giảm thời gian cấp phép cho các dự án mới và giải quyết những vướng mắc pháp lý của các dự án hiện tại. Tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, lượng cung bất động sản có thể tăng 44% năm 2025, theo ước tính SSI Research.
Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố tạo động lực trên, nhóm phân tích lưu ý trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang được thu hút để hỗ trợ cho kế hoạch phát triển đa dạng của đất nước, xuất khẩu có thể phải đối mặt với rủi ro thuế quan cao hơn và áp lực về tỷ giá vẫn tiếp tục.
Đồng thời, động lực tiêu dùng trong nước, vốn đã bị ảnh hưởng đáng kể bởi thị trường bất động sản khó khăn, có thể cần thêm thời gian để người tiêu dùng hồi phục niềm tin và tiêu dùng trở lại. Vì vậy, tăng trưởng kinh tế năm 2025 của Việt Nam dự kiến sẽ chủ yếu đến từ đầu tư và sản xuất, thay vì từ tiêu dùng trong ngắn hạn.
Do đó, để có thể đạt mức tăng trưởng GDP 2 con số như mục tiêu của Chính phủ, SSI Research cho rằng, việc đẩy nhanh đầu tư công, đặc biệt là nâng cấp cơ sở hạ tầng và sự phục hồi của ngành bất động sản, sẽ là 2 chủ điểm đầu tư trong năm 2025.
Từ những phân tích trên, SSI Research có góc nhìn lạc quan hơn về các ngành xây dựng, vật liệu xây dựng, bất động sản nhà ở và công nghệ thông tin trong năm 2025, trong khi việc nâng hạng lên thị trường mới nổi sẽ tạo động lực cho các cổ phiếu vốn hóa lớn.
Ngoài ra, ngành bán lẻ tiếp tục được ưu tiên lựa chọn trong năm 2025, với kỳ vọng tiêu dùng nội địa sẽ dần hồi phục và tăng trưởng về dài hạn.
Dựa trên 84 công ty trong danh sách nghiên cứu, SSI Research dự báo tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp này ước đạt 16,4% trong năm 2025, cải thiện từ mức 13,2% của năm 2024.
-
Chương Dương Corp bị xử phạt do vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán
Ngày 3/1/2025, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) thông tin, đơn vị này đã ban hành Quyết định số 1474/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Chương Dương (Chương Dương Corp, mã: CDC).






-
Hà Nội dự kiến dùng ký túc xá, trung tâm thương mại làm trụ sở phường mới hậu sáp nhập
Sau khi thông qua đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, Hà Nội dự kiến dùng ký túc xá bỏ hoang và trung tâm thương mại làm nơi đặt trụ sở phường mới.
-
Vingroup muốn làm đường sắt 300 km/h nối Hà Nội – Quảng Ninh
Tuyến đường sắt tốc độ cao Hà Nội – Quảng Ninh do Vingroup đề xuất không chỉ hứa hẹn rút ngắn thời gian di chuyển giữa hai địa phương còn khoảng 30 phút, mà còn mở ra cơ hội hồi sinh cho dự án đường sắt Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân....
-
Hà Nội kêu gọi đầu tư gần 3.500 tỷ đồng vào dự án nhà ở xã hội quy mô lớn phía Nam thành phố
Thị trường bất động sản Thủ đô vừa ghi nhận động thái mới khi Sở Tài chính Hà Nội công bố kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án Khu nhà ở xã hội – Tây Nam Kim Giang, theo hình thức đấu thầu rộng rãi....